Điểm tựa cho người nghèo Si Ma Cai

LCĐT - Gần 20 năm qua (từ khi thành lập năm 2003), Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Si Ma Cai đã triển khai 20 chương trình tín dụng ưu đãi với 34.021 lượt khách hàng vay vốn hơn 870 tỷ đồng. Các nguồn vốn vay đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp nhiều hộ thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ngân hàng dần trở thành địa chỉ tin cậy, điểm tựa vững chắc cho người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Si Ma Cai là một trong những huyện có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất tỉnh (56 triệu đồng), chiếm 0,01% trên tổng dư nợ. Để làm được điều đó, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng; tổ chức các Tổ giao dịch lưu động để trực vào các ngày cố định hằng tháng tại các xã, thị trấn để giải ngân, thu nợ, thu lãi, nhận tiền… Qua đó tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn vay với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ.

Cùng với đó, ngân hàng tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra, giám sát, giúp người vay sử dụng vốn vay hiệu quả; đồng thời thực hiện bình xét nghiêm túc, đúng đối tượng. Phát huy vai trò của đội ngũ trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trong tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác. Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức tiết kiệm, trách nhiệm trong vay vốn và trả nợ. Vận động người vay vốn tham gia các lớp chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm để nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh.

Hướng dẫn người dân về chính sách cho vay.
Hướng dẫn người dân về chính sách cho vay.

Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cũng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn đến các thôn, tổ dân phố của 10 xã, thị trấn. Nhờ đó, số lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn vay ngày càng tăng, góp phần tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Ngôi nhà mới khang trang của gia đình chị Giàng Thị Chung thôn Seng Sui, xã Lùng Thẩn là một ví dụ. Ngôi nhà được xây từ số tiền gia đình tiết kiệm từ việc nuôi trâu, ngựa và trồng cây ăn quả ôn đới. Theo lời chị Chung, số vốn để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt là vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

Một mô hình hiệu quả khác là chăn nuôi trâu, bò của gia đình anh Giàng Seo Nam - đoàn viên tại tổ dân phố Dìn Phàng, thị trấn Si Ma Cai. Nhờ được vay vốn ưu đãi mà gia đình anh đã phát triển kinh tế thành công, vươn lên thoát nghèo vào năm 2021.

Còn tại xã Sín Chéng, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cũng là nguồn lực quan trọng giúp nông dân đầu tư phát triển sản xuất. “Nhờ được vay vốn với lãi suất ưu đãi, nhiều gia đình có điều kiện mua sắm công cụ lao động, vật tư phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, từng bước tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống”, ông Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Sín Chéng cho biết.

Bắt đầu hoạt động vào tháng 5/2003, với 2 chương trình cho vay là hộ nghèo và giải quyết việc làm, tổng dư nợ 11,7 tỷ đồng, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đang cho vay 20 chương trình tín dụng với tổng vốn 296 tỷ đồng. 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng không chỉ thực hiện tốt trọng trách cho vay đúng, đủ, mà còn sâu sát, trách nhiệm, kịp thời đưa nguồn vốn vào những định hướng phát triển kinh tế của địa phương, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình có điều kiện phát triển chăn nuôi.
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình có điều kiện phát triển chăn nuôi.

Đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đạt 296 tỷ đồng, tăng 25 lần so với năm 2003. Tính riêng chương trình cho vay giải quyết việc làm, trong 6 tháng đầu năm 2022 đã giải ngân hơn 29 tỷ đồng với 983 hộ được vay vốn. Chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo có tổng dư nợ cho vay đạt gần 86 tỷ đồng, hộ cận nghèo đạt hơn 46 tỷ đồng.

Ngân hàng còn có các chính sách cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay xuất khẩu lao động, giúp hàng nghìn gia đình nông dân có điều kiện thoát nghèo.

Về triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, với quyết tâm cao của cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tín dụng Chính sách xã hội đã đạt nhiều kết quả. Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến nay đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng 175 tỷ đồng so với 31/12/2014, trong đó nguồn vốn ngân sách huyện đã ủy thác 48,7 tỷ đồng, chiếm 16,2% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đến 30/6/2022 là 294,7 tỷ đồng, tăng 173,7 tỷ đồng so với năm 2014, với 4.852 khách hàng vay vốn, chiếm 62,1% tổng số hộ toàn huyện.

Nguồn vốn tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn huyện đã giúp 13.691 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần thực hiện tốt công tác giảm hộ nghèo, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Si Ma Cai đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

fb yt zl tw