Di tích lịch sử, văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích lịch sử, văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ là công trình thể hiện tình cảm, lòng biết ơn và truyền thống uống nước nhớ nguồn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ (Yên Bái) đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ.

Nhiều trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ tổ chức các tiết học ngoại khóa tại Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ.
Nhiều trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ tổ chức các tiết học ngoại khóa tại Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ.

Khu di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996. Di tích không chỉ là minh chứng lịch sử về truyền thống cách mạng hào hùng, lòng yêu nước của dân tộc mà còn là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng.

Di tích lịch sử văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ có diện tích 3,5 ha gồm 3 khu chính: Khu mộ và đài tưởng niệm 9 tù chính trị đã hy sinh năm 1945 gắn với cuộc bạo động của tù chính trị yêu nước khi bị giặc Pháp giam tù tại đây; khu nhà bia khắc tên 403 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ; khu tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ gắn với chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ năm 1952 mở màn cho chiến dịch Tây Bắc toàn thắng. Nhiều trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ từ bậc học mầm non cho đến trung học phổ thông đều tổ chức cho học sinh lên thắp hương, tham quan di tích để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. 

Nhiều trường học tổ chức các buổi học trải nghiệm thực tế tại di tích trong chương trình bộ môn học lịch sử địa phương, các hoạt động ngoại khóa. Cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền - Trường TH & THCS Lý Tự Trọng, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Thông qua các buổi trải nghiệm thực tế này, các em tiếp thu tốt hơn, hiểu hơn về Căng và Đồn Nghĩa Lộ, nhất là Chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ. Từ đó tự bản thân các em có thể giới thiệu và tuyên truyền về khu di tích tới bạn bè, người thân, khách tham quan khi đến với Nghĩa Lộ”.

Anh Hoàng Văn Mầu - Bí thư Đoàn Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ cho biết: "Trong năm học 2021 - 2022, Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ như tổ chức 6 buổi lao động với 380 lượt đoàn viên tham gia; tổ chức được 2 lễ kết nạp đoàn cho 269 đoàn viên mới; tổ chức 2 buổi dâng hương, dâng hoa và huy động 30 đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động thắp nến tri ân. Đây là những hoạt động cụ thể, thiết thực nhất để các em học sinh tìm hiểu về lịch sử cũng như góp phần nhỏ bé của mình thể hiện lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, từ đó bồi đắp thêm niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước và trách nhiệm của mình để xây dựng quê hương, đất nước”. 

Đặc biệt, các đoàn viên thanh niên thị xã Nghĩa Lộ đã thường xuyên tổ chức các hoạt động ý nghĩa tại Căng và Đồn Nghĩa Lộ, như vào dịp 27/7 hàng năm đều tổ chức đêm thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, tặng quà các gia đình chính sách, các thương bệnh binh tiêu biểu; tổ chức nhiều hoạt động lao động vệ sinh, trồng hoa, cây cảnh, thể hiện tấm lòng tri ân với các anh hùng, liệt sĩ.

Các thế hệ cựu chiến binh trên địa bàn thị xã, mặc dù không phải là những người được trực tiếp tham gia vào chiến thắng Nghĩa Lộ nhưng để tưởng nhớ những người đồng đội, dịp lễ, tết nào cũng tổ chức các đoàn đến dâng hương, dâng hoa. 

Ông Lò Văn Hem - cựu chiến binh tổ 1 ở phường Tân An chia sẻ: "Chúng tôi là những người lính chiến trường từng vào sinh ra tử mới thấy trân quý cuộc sống hòa bình đã đổi bằng máu thịt của quân và dân ta. Bởi vậy, vào những dịp tri ân chúng tôi đều trực tiếp đến Khu di tích để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Đồng thời, khi các nhà trường, Thị đoàn tổ chức các buổi giao lưu với các chủ đề về truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” hoặc các chiến dịch lịch sử, chúng tôi đều nhiệt tình tham gia kể chuyện lịch sử để các em hiểu hơn và tự hào hơn về lịch sử của quê hương, đất nước”.

Hằng năm, vào các dịp lễ tết, kỷ niệm các ngày lễ kỷ niệm lớn của dân tộc. Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc thị xã Nghĩa Lộ, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn đều đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và ôn lại truyền thống cách mạng của dân tộc và quê hương tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ; tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa tại khu tưởng niệm như bắn pháo hoa chào đón năm mới; tổ chức các sự kiện gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm Chiến thắng Nghĩa Lộ; gặp mặt các gia đình thương binh, bệnh binh tiêu biểu nhân dịp 27/7... 

Để tỏ lòng thành kính và đời đời biết ơn các anh hùng liệt sĩ cũng như làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm đầu tư tôn tạo, bảo tồn di tích, quy hoạch khuôn viên, trồng hoa ban, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đưa Di tích lịch sử, văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ không chỉ là "địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng mà còn trở thành địa điểm du lịch ý nghĩa đối với du khách.

Báo Yên Bái

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw