Triều Tiên thông qua luật mới, cấm mặc cả về hạt nhân

Triều Tiên vừa thông qua luật mới về quyền tấn công hạt nhân phủ đầu để bảo vệ mình. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho biết bước đi này khiến địa vị hạt nhân của Triều Tiên “không thể đảo ngược” và ngăn chặn bất kỳ đàm phán nào về phi hạt nhân.

Bước đi này diễn ra khi các nhà quan sát cho rằng Triều Tiên có vẻ đang chuẩn bị nối lại hoạt động thử hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017, sau hai cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2018. Khi đó, nhà lãnh đạo Mỹ không thuyết phục được ông Kim từ bỏ phát triển vũ khí.

Triều Tiên thông qua luật mới, cấm mặc cả về hạt nhân ảnh 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Ngày 8/9, Quốc hội Triều Tiên thông qua luật mới để thay thế luật từ năm 2013, KCNA đưa tin.

“Ý nghĩa lớn nhất của luật hóa chính sách vũ khí hạt nhân là vạch ra ranh giới không thể thay đổi, để không có chuyện mặc cả về vũ khí hạt nhân của chúng ta”, ông Kim nói trong bài phát biểu trước Quốc hội. Ông cũng tuyên bố sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí dù Triều Tiên bị trừng phạt cả trăm năm.

Phó chủ tịch Quốc hội Triều Tiên cho biết luật mới sẽ là bảo đảm pháp lý vững chắc để củng cố vị thế quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và bảo đảm “tính chất minh bạch, nhất quán và đúng tiêu chuẩn”, KCNA đưa tin.

Luật từ năm 2013 quy định rằng Triều Tiên có thể dùng vũ khí hạt nhân để đẩy lùi xâm lược hoặc tấn công từ quốc gia thù địch và tấn công đáp trả.

Luật mới cho phép tấn công phủ đầu nếu nhận thấy nguy cơ “các mục tiêu chiến lược”, bao gồm lãnh đạo, của đất nước sắp bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

“Nói tóm lại, có một số tình huống thực sự mơ hồ mà Triều Tiên nói là họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân”, Chad O'Carroll, người sáng lập trang web NK News, viết trên Twitter.

“Tôi tưởng tượng mục tiêu của họ là khiến các nhà hoạch định quân sự ở Mỹ và Hàn Quốc phải dừng lại suy nghĩ về nhiều cách hành động hơn trước đây”, ông O'Carroll nhận định.

Báo Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong-hoon ngày 11/4 đã tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của đảng PPP trong cuộc tổng tuyển cử trước đó một ngày. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đệ đơn từ chức trong cuộc họp nội các sáng cùng ngày.

fb yt zl tw