Cần thiết phải giám sát tối cao đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Trước thực tế đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn nhiều điểm chưa phù hợp, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần thiết phải giám sát tối cao hoạt động này, nhằm đánh giá đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm, từ đó có định hướng để tiếp tục thực hiện tốt công tác có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu thảo luận tại hội trường.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu thảo luận tại hội trường.

Giải quyết bức xúc trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Theo Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XV, đối với dự kiến chương trình giám sát năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Trong đó, một số đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội đưa chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vào chương trình giám sát tối cao trong năm 2023 của Quốc hội, trước những bức xúc trong nhân dân và cử tri về hoạt động này.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là nội dung cốt lõi trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông, có tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn, nhưng việc thực hiện trong thời gian qua đang cho thấy nhiều điểm chưa phù hợp, gây bức xúc trong nhân dân và cử tri.

Đại biểu nêu dẫn chứng, từ khi đổi mới, thực tế cho thấy sách giáo khoa còn in sai, nhiều ngôn từ chưa phù hợp, hình ảnh chưa chuẩn mực. Hơn nữa, có quá nhiều bộ sách được đề nghị sử dụng, gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn cho cả phụ huynh và các các sở giáo dục.

Ngoài ra, từ khi đổi mới, sách giáo khoa không còn được sử dụng lại, nên hằng năm ước tính toàn xã hội phải chi hàng nghìn tỷ đồng để mua sắm sách giáo khoa mới, gây ra sự lãng phí rất lớn, đặc biệt gây khó khăn cho các gia đình nghèo có con đi học.

Đồng tình với kiến nghị cần giám sát tối cao chuyên đề này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phân tích, 2 Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được thực hiện trong thời gian khá dài. Theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 thì sau 2 năm nữa sẽ hoàn thành chu trình đầu tiên đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở toàn bộ các cấp học phổ thông.

Do đó, theo đại biểu, việc Quốc hội thực hiện giám sát tối cao vào thời điểm này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện các Nghị quyết trên, từ đó có định hướng chỉ đạo tiếp tục đổi mới hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, thực tế kết quả triển khai còn một số vấn đề được báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra từ kỳ họp trước nhưng chưa được giải quyết, như những sai sót trong 3 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6, hay những bất cập trong lựa chọn sách giáo khoa.

Đại biểu cho rằng, những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết. Qua giám sát, Quốc hội có thể khẳng định những việc ngành giáo dục đã thực hiện đúng, đồng thời chỉ ra những hạn chế, những điểm cần khắc phục để hỗ trợ ngành thực hiện tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, qua giám sát, Quốc hội cũng có thể rà soát để xem xét điều chỉnh các nghị quyết hoặc bổ sung chính sách nếu cần thiết.

Tiếp tục triển khai giám sát chuyên đề tại địa phương

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2021, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) khẳng định, những đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm qua nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của cử tri và nhân dân cả nước cùng các cơ quan, địa phương, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan giám sát, đơn vị được giám sát, tạo sự đồng thuận, thống nhất, chủ động trong tổ chức thực hiện.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Hoàng Quốc Khánh đề nghị Quốc hội cần tiếp tục nâng cao chất lượng các báo cáo thẩm tra giám sát, đồng thời sớm nghiên cứu để ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành Đề án đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Liên quan đến thực hiện giám sát chuyên đề năm 2023, đại biểu cũng đề nghị tiếp tục giao cho Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố triển khai các cuộc giám sát chuyên đề tại địa phương. Trong đó, Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì giám sát và thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cùng phối hợp giám sát về cùng 1 nội dung, bảo đảm không trùng lặp và hợp lý trong tổ chức phục vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) đánh giá, với việc thực hiện các giám sát chuyên đề ở địa phương, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã hết sức có trách nhiệm đối với việc thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao. Song trong quá trình thực hiện đã có những khó khăn, hạn chế khi tiến hành giám sát ở địa phương như số lượng đại biểu ở mỗi Đoàn ít, thiếu chuyên gia ở địa phương, việc có được các tài liệu như kết quả kiểm toán thanh tra ở địa phương cũng rất hạn chế.

Ngoài ra, một số vấn đề theo đề cương của Đoàn giám sát khi giám sát ở địa phương không thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương mà thuộc thẩm quyền của trung ương, cho nên Đoàn đại biểu Quốc hội khó có thể đưa ra kết luận.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị có đề cương giám sát riêng cho địa phương, cho phép địa phương lựa chọn một số nội dung cụ thể trong nội dung chung của Đoàn giám sát phù hợp với tình hình ở địa phương để tiến hành giám sát.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Tại Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã có bài phát biểu quan trọng: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng”. Tiếp thu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, cán bộ, đảng viên ở Quảng Bình bày tỏ niềm tin sâu sắc về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng sắp diễn ra…

Ngày 28/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Mệnh lệnh cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 28/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Mệnh lệnh cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351

Ngày 28/3/1954, sau khi kết thúc Hội nghị bàn về kế hoạch tác chiến Đợt 2 (diễn ra từ ngày 25 đến 27/3/1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi Mệnh lệnh số 83 ML/B1 cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351, để giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong đợt tiến công lần thứ hai.

Khẳng định "sức mạnh mềm" trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Khẳng định "sức mạnh mềm" trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh là chủ trương lớn, xuyên suốt được Lào Cai đặc biệt quan tâm triển khai thời gian qua. Nhờ linh hoạt phát huy vai trò “sức mạnh mềm” tuyên truyền, vận động từ cơ sở, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh trở thành phong trào thi đua được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.

Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức hội nghị học tập, quán triệt thực hiện chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị

Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức hội nghị học tập, quán triệt thực hiện chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị

Sáng 26/3, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị khóa XIII; nghị quyết của Thường vụ Quân ủy Trung ương trong Đảng bộ và lực lượng vũ trang tỉnh.

Nhân lên tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ Lào Cai

Nhân lên tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ Lào Cai

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là rường cột của nước nhà. Di chúc cuối cùng để lại, Người cũng căn dặn: "Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục, đào tạo cho họ, đào tạo thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết".

HĐND các tỉnh, thành phố: Chủ động, kịp thời giải quyết những vấn đề đột xuất phát sinh

HĐND các tỉnh, thành phố: Chủ động, kịp thời giải quyết những vấn đề đột xuất phát sinh

Thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2023 cho thấy, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố đã luôn chủ động thực thi chương trình, kế hoạch nhiệm vụ toàn khóa trên địa bàn; kịp thời giải quyết các nội dung phát sinh hoặc những công việc đột xuất trong điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội còn gặp nhiều rào cản phải tháo gỡ hoặc triển khai thực hiện tốt các chủ trương mới của Trung ương.

fb yt zl tw