Nhà thơ Hữu Thỉnh vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì

Tối 8/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Huân chương Độc lập hạng Nhì dành cho nhà thơ Hữu Thỉnh và Chương trình nghệ thuật “Nhà thơ Hữu Thỉnh - Sức bền của đất”. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhì dành cho nhà thơ Hữu Thỉnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập hạng Nhì tặng nhà thơ Hữu Thỉnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập hạng Nhì tặng nhà thơ Hữu Thỉnh.

Cùng dự có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Chương trình có sự tham dự của nhiều nhà thơ, nhà văn tên tuổi của Việt Nam và sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng...

Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là nhà thơ, nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, từng đảm trách cương vị Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Tổng Thư ký và Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (4 nhiệm kỳ liên tiếp). Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa X, XI.

Nhà thơ Hữu Thỉnh từng đoạt nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng loại A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với Trường ca Đường tới thành phố; Giải thưởng Văn học ASEAN 1999; Giải A cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 với Trường ca Trăng Tân Trào; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt IV, năm 2012…

Nhà thơ Hữu Thỉnh vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì ảnh 2
Tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật.

Trong 60 năm sáng tạo văn học nghệ thuật, ông là tác giả của nhiều tác phẩm văn học, gồm: thơ, ký và lý luận phê bình, đặc biệt là thơ ca những năm chống Mỹ, cứu nước và thơ ca trong chặng đường đổi mới. Phần thưởng cao quý vinh dự được nhận lần này sẽ tiếp thêm động lực để nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa; đồng thời tôn vinh những giá trị văn học nghệ thuật ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà.

Chương trình nghệ thuật “Nhà thơ Hữu Thỉnh - Sức bền của đất” do Đạo diễn Đỗ Hồng Quân chỉ đạo; Chỉ đạo nghệ thuật: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Tổng đạo diễn: Nguyễn Việt Thanh; Giám đốc âm nhạc: Nhạc sĩ Dương Cầm; Giám đốc sáng tạo: Katy Nguyễn; Chủ nhiệm chương trình: Việt Tú; Biên đạo: Nghệ sĩ ưu tú Phan Lương. Chương trình giới thiệu tới công chúng các tác phẩm thơ Hữu Thỉnh được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân, Doãn Nho, Phú Quang, An Thuyên, Lê Quang Vy, Thế Hùng… với sự tham gia của các nghệ sĩ: Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh, Lan Hương, Quốc Hưng, Tự Long; Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc, Lan Anh; ca sĩ Lê Anh Dũng, Nguyễn Thu Hằng, Hồng Duyên, Đinh Quang Đạt, Lê Kim Long, Đức Thọ...

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

fb yt zl tw