Không sử dụng giống lúa cũ để sản xuất vụ mùa

LCĐT - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương không sử dụng các giống lúa cũ từ nhiều năm trước hoặc tự để giống qua nhiều vụ để sản xuất vụ mùa 2022.

Vụ mùa năm 2022, toàn tỉnh dự kiến gieo cấy trên 23.560 ha lúa. Để chủ động sản xuất vụ mùa kịp thời vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố lưu ý một số nội dung:

Về cơ cấu giống: Khuyến cáo người dân không sử dụng giống không rõ nguồn gốc, giống hết hạn sử dụng, đặc biệt là các giống cũ từ nhiều năm trước hoặc tự để giống qua nhiều vụ (Séng cù, Khang dân, Nhị ưu 838, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7…) làm giảm năng suất, chất lượng.

Không sử dụng giống lúa cũ để sản xuất vụ mùa ảnh 1
Lào Cai tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích cánh đồng 1 giống thâm canh lúa cải tiến (SRI).

Về thời tiết: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, vụ mùa năm nay mưa bão có xu hướng đến sớm hơn trung bình nhiều năm và có khả năng xuất hiện nhiều cơn bão mạnh, mưa lớn và cực đoan hơn năm 2021. Lượng mưa có xu hướng gia tăng so với trung bình nhiều năm, đặc biệt vào tháng 7 - 9/2022. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh phát sinh và gây hại như bệnh đạo ôn và rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá...

Trên ruộng 1 vụ vùng cao, cần lưu ý bệnh đạo ôn cổ bông, hoa cúc, sâu đục thân phát sinh gây hại mạnh. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra, thăm đồng, sớm phát hiện đúng đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng, trừ kịp thời. Đồng thời chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, chuẩn bị các loại giống dự phòng khi gặp điều kiện bất thuận do thiên tai gây ra.

Các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, hướng dẫn thời vụ, cơ cấu giống gieo trồng phù hợp. Chủ động rà soát xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, ngô kém hiệu quả ngay từ đầu vụ sản xuất. Duy trì và mở rộng diện tích cánh đồng 1 giống thâm canh lúa cải tiến (SRI); cánh đồng cùng trà theo vùng, khu, xứ đồng để thuận lợi cho chăm sóc bảo vệ, thu hoạch. Tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị, sản lượng.

Trước tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao, đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, quản lý vật tư nông nghiệp đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) đảm bảo yêu cầu chất lượng. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả; khuyến khích nhân dân sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân bón vô cơ theo tỷ lệ phù hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm chi phí đầu tư trong sản xuất...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

fb yt zl tw