Dấu ấn Trịnh Tường

LCĐT - Nằm ở thượng nguồn sông Hồng, giáp với xã A Mú Sung - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt - xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) không chỉ là vùng đất có bề dày lịch sử, mà còn có núi non hùng vĩ, phong cảnh nên thơ, các bản làng giàu bản sắc văn hóa.

Nhà cổ của người Hà Nhì ở thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường.
Nhà cổ của người Hà Nhì ở thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường.

Dấu xưa bên phố núi Trịnh Tường

Từ thành phố Lào Cai, chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ chạy xe theo Tỉnh lộ 156 ngược sông Hồng, chúng tôi đã chạm đến vùng đất Trịnh Tường. Từ lâu, nơi đây nổi tiếng vì là trung tâm cụm xã nơi thượng nguồn sông Hồng với chợ phiên đông vui, nhộn nhịp, nơi giao lưu, trao đổi, buôn bán của đồng bào dân tộc các xã: Cốc Mỳ, Trịnh Tường, A Mú Sung, Y Tý. Trịnh Tường cũng là vùng đất cổ với những di tích, phế tích lâu đời - dấu ấn lịch sử từ hàng trăm năm trước.

Đến chợ Trịnh Tường, chúng tôi được “mục sở thị” 2 chòi canh kiên cố hàng trăm năm tuổi - dấu tích sự đô hộ của thực dân ở vùng đất này. Mỗi chòi đều có 2 tầng, cao khoảng 7 m, xây bằng gạch đá, có tường dày 2 gang tay. Ông Lù Văn Mục, dân tộc Giáy, ngoài 60 tuổi, nhà ở gần chợ Trịnh Tường cho biết: Theo các bậc cao niên kể lại, trước đây người Pháp dùng chòi canh này để kiểm soát việc đi lại, buôn bán của người dân, ai đi qua đều phải dừng lại kiểm tra, đóng dấu.

Từ chợ Trịnh Tường, theo con đường mòn lên một đỉnh đồi cao, chúng tôi gặp khu đồn Pháp rêu phong, cổ kính. Trải qua thời gian, dấu ấn còn lại của đồn là những bức tường kiên cố, rễ cây cổ thụ bám chằng chịt từ trên xuống như đan lưới.

Cùng với những phế tích trăm năm tuổi, Trịnh Tường còn có di tích đền Mẫu tọa lạc bên bờ sông Hồng, gần cột mốc biên giới số 94 (2), được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Từ năm 2019 đến tháng 1/2021, đền Mẫu được tôn tạo. Đền là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc nơi thượng nguồn sông Hồng và trở thành điểm đến trên hành trình du lịch tâm linh của du khách. Hằng năm, vào ngày tiệc Mẫu (10/3 âm lịch), huyện Bát Xát mở hội đền Mẫu Trịnh Tường đông vui, náo nức.

Du khách tham quan đền Mẫu Trịnh Tường.
Du khách tham quan đền Mẫu Trịnh Tường.

Nhiều điểm đến hấp dẫn

Cùng với những di tích, phế tích, vùng đất Trịnh Tường ngày càng thu hút du khách vì phong cảnh nên thơ, hùng vĩ. Cách trung tâm xã Trịnh Tường không xa, vào thôn Bản Mạc, du khách sẽ được trải nghiệm tắm suối nước nóng tự nhiên. Sau chặng đường xa mệt mỏi, chỉ cần ngâm mình trong dòng suối nước nóng, cơ thể như được thư giãn, vô cùng dễ chịu. Những năm gần đây, vào mùa đông, suối nước nóng Bản Mạc thu hút rất đông người dân địa phương đến tham quan, trải nghiệm.

Mùa hè, khi ở trung tâm xã Trịnh Tường thời tiết nóng bức, du khách chỉ cần ngược dốc khoảng 20 km là có thể đến với những thôn, bản vùng cao mát mẻ và phong cảnh hữu tình. Lao Chải là thôn cao nhất xã Trịnh Tường, giáp với xã Y Tý. Từ đây, nhìn xuống là trung tâm xã và dòng sông Hồng uốn khúc hình chữ S ẩn hiện, xa hơn nữa là dãy núi hùng vĩ bên phía nước bạn. Đặc biệt, Lao Chải là thôn cổ của người Hà Nhì với những ngôi nhà đất hình nấm, mái lợp cỏ rêu xanh đẹp như trong truyện cổ tích.

Anh Trịnh Thanh Bình (Hải Dương) đến thôn Lao chải chia sẻ: Trước đây, tôi chỉ biết ở xã Y Tý có bản làng người Hà Nhì, thật bất ngờ khi qua đây cũng thấy có những bản làng Hà Nhì độc đáo như vậy. Lao Chải có không khí trong lành, những khu rừng cổ thụ trăm tuổi và giàu bản sắc văn hóa, chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Anh Sần Thó Suy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trịnh Tường cho biết: Vùng đất Trịnh Tường có lịch sử lâu đời gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc Kinh, Giáy, Mông, Dao, Hà Nhì và được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, nổi bật là du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Trong thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền xã quyết tâm khai thác hiệu quả những tiềm năng này. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng giúp đồng bào các dân tộc địa phương có cuộc sống ngày càng no ấm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

fb yt zl tw