Bàn giải pháp thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2022

LCĐT – Sáng 6/4/2022, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh năm 2021 và bàn giải pháp thực hiện chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; đại diện các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Những kết quả nổi bật

Năm 2021 là năm đầu tỉnh Lào Cai thực hiện chương trình chuyển đổi số đã đạt một số kết quả nổi bật: Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được quan tâm. Tỉnh ủy đã ban hành đề án, nghị quyết về chuyển đổi số giai đoạn 2021 -2025; HĐND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi đối với công chức, viên chức làm nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch chuyển đổi số hàng năm và cho cả giai đoạn. Tỉnh ủy, các sở, ngành, địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bàn giải pháp thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2022 ảnh 1
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Các doanh nghiệp viễn thông triển khai kế hoạch đảm bảo cơ bản các hộ gia đình có internet (chiếm 46%); Phê duyệt dự án Phát triển trung tâm dữ liệu tỉnh dựa trên công nghệ điện toán đám mây, đạt chuẩn Tiger3; Triển khai dự án nâng cấp hệ thống thư điện tử của tỉnh; Xây dựng mạng LAN cho 37 xã, nâng tổng số xã có mạng LAN đạt tiêu chuẩn lên 78 xã (đạt 62,4%).

Bàn giải pháp thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2022 ảnh 2
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.

Tỉnh đã thành lập Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC); Thực hiện ứng cứu và tự xử lý 101 sự cố mất an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh; 100% sở, ban, ngành đã cập nhật kết quả giải quyết thủ tục hành lên Cổng dịch vụ công của tỉnh; 72% đơn vị hoàn thành việc triển khai sử dụng biên lai điện tử phục vụ thu phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính với trên 6.000 biên lai; Các lĩnh vực như giáo dục, y tế, báo chí, truyền thông đạt một số kết quả quan trọng trong chuyển đổi số.

Hoạt động chuyển đổi số còn chậm

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những khó khăn, hạn chế về triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh và những giải pháp tháo gỡ khó khăn. Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình chuyển đổi số của tỉnh còn chậm, chỉ số xếp hạng chuyển đổi số (DTI) của tỉnh năm 2020 xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố; trong đó 3 chỉ số thành phần: chính quyền số xếp thứ 12/63, kinh tế số xếp thứ 45/63, xã hội số xếp thứ 40/63 tỉnh, thành phố.

Bàn giải pháp thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2022 ảnh 3
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu tại hội nghị.

Một số ngành, địa phương còn chậm, chưa quyết liệt; Vẫn còn nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi số; Nhiều cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; Thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm trong các lĩnh vực ưu tiên; Hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin chưa đầy đủ; Hiệu quả sử dụng các dịch vụ công trực tuyến chưa cao so với nhu cầu; Thương mại điện tử chưa mang tính đột phá trong sản xuất, kinh doanh; Khả năng ứng dụng các dịch vụ công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế;…

 Tập trung vào trọng tâm, trọng điểm

Các đại biểu đã thảo luận đóng góp ý kiến vào Dự thảo Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh năm 2022, phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025; Đề xuất một số giải pháp quan trọng để đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh như: Làm rõ nền tảng số của các ngành và của tỉnh; Đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; Các sở, ngành chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 và giai đoạn 2021 -2025; Rà soát lại các danh mục cần ưu tiên đầu tư chuyển đổi số năm 2022; Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ và người dân về chuyển đổi số; Quan tâm đến vấn đề nhân lực số, công dân số, văn hóa số; Phát huy tốt vai trò của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chuyển đổi số; Chú trọng tính an toàn và bảo mật thông tin;…

Bàn giải pháp thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2022 ảnh 4
Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Vũ Hùng Dũng báo cáo kết quả chuyển đổi số năm 2021, nhiệm vụ năm 2022.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh nhấn mạnh: Năm 2021 là năm đầu Lào Cai thực hiện chương trình chuyển đổi số, đây là nhiệm vụ mới và còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã cố gắng thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung lựa chọn, thực hiện chuyển đổi số có trọng tâm, trọng điểm; Các cấp, các ngành, các đơn vị bố trí cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số; Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển nhân lực về chuyển đổi số; Liên kết trong chuyển đổi số giữa các cơ quan bên Đảng và chính quyền;…

Bàn giải pháp thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2022 ảnh 5
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu về chuyển đổi số của ngành.

Để thực hiện chương trình chuyển đổi số hiệu quả, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân và người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương phải chịu trách nhiệm về thực hiện chuyển đổi số của đơn vị mình quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw