WHO khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer giảm liều lượng cho trẻ dưới 12 tuổi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/1, khuyến nghị sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer với liều lượng 10 microgram để tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, thay vì liều lượng 30 microgram đang được dùng cho người từ 12 tuổi trở lên hiện nay.

WHO khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer giảm liều lượng cho trẻ dưới 12 tuổi ảnh 1
Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em dưới 12 tuổi ở New York, Mỹ ngày 4/11/2021. (Ảnh: Reuters)

Khuyến nghị trên được WHO đưa ra sau khi Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) tổ chức một cuộc họp giữa tuần qua để đánh giá loại vaccine này.

Vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech đã được cấp phép sử dụng cho nhóm tuổi 5-11 ở một số quốc gia trên thế giới gồm Mỹ, Canada, Israel, và trong Liên minh châu Âu (EU).

Theo bà Kate O'Brien, Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, không có mối lo ngại nào về an toàn khi tiêm vaccine của Pfizer cho nhóm tuổi trên.

Các chuyên gia của SAGE cũng khuyến nghị liều vaccine Pfizer tăng cường chỉ áp dụng đối với một số nhóm ưu tiên nhất định, đồng thời không tán thành việc sử dụng loại vaccine này cho mọi lứa tuổi mà không có sự kiểm soát.

“Đơn giản chỉ là chúng tôi chưa thấy bằng chứng về sự cần thiết cũng như bằng chứng về hiệu quả của mũi tiêm tăng cường ở trẻ dưới 12 tuổi”, bà O’Brien cho hay.

Theo khuyến cáo của SAGE, liều tăng cường của vaccine Pfizer nên được tiêm 4 đến 6 tháng sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm tiêu chuẩn ở các nhóm ưu tiên cao như người cao tuổi và nhân viên y tế.

Các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng từ trung bình đến cao nên ưu tiên vaccine có sẵn để phủ liều tăng cường ở những nhóm có nguy cơ cao trước khi sử dụng chúng cho các nhóm có nguy cơ thấp hơn.

“Việc tăng tỷ lệ bao phủ liều tăng cường ở các nhóm nguy cơ cao sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và tử vong nhiều hơn là sử dụng chúng để tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cơ bản”, Chủ tịch SAGE Alejandro Cravioto nhấn mạnh.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw