Đánh giá hiệu quả Dự án GREAT tại tỉnh Lào Cai và Sơn La

LCĐT - Ngày 14/10, Ban Chỉ đạo liên tỉnh Dự án Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại tỉnh Lào Cai và Sơn La (GREAT) đã tổ chức họp trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện dự án từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021; thống nhất kế hoạch triển khai dự án trong năm cuối của giai đoạn I dự án và thảo luận quy trình thiết kế dự án cho giai đoạn II.

Tham dự cuộc họp về phía Dự án GREAT có bà Carly Main, Quyền Tham tán phát triển, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam.

Về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án GREAT tỉnh Lào Cai.

Về phía tỉnh Sơn La có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án GREAT tỉnh Sơn La; cùng các thành viên Ban Chỉ đạo liên tỉnh của Dự án.

Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.
Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Lào Cai. 

Tại cuộc họp, các đại biểu được chia sẻ về những kết quả tích cực mà Dự án GREAT đã đạt được dù phải chịu những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các kết quả chính gồm: 15.414 phụ nữ tăng thu nhập, 1.394 phụ nữ được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo tại các tổ nhóm do GREAT hỗ trợ, 82% phụ nữ tăng sự tự tin về năng lực kỹ thuật và huy động 5,6 triệu đô la Mỹ đầu tư từ khối tư nhân. Dự án đã hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chuyển đổi mô hình kinh doanh số, góp phần nâng cao hiểu biết về nâng quyền kinh tế cho phụ nữ thông qua chuỗi hội thảo quốc tế trực tuyến có sự góp mặt của các nước trong khu vực và hỗ trợ đưa các phương pháp tiếp cận theo hệ thống thị trường của GREAT được lồng ghép vào các văn bản hướng dẫn của Chương trình Mục tiêu Quốc gia.

Trong năm cuối cùng của dự án giai đoạn I, Dự án GREAT sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, chính quyền và các hộ dân đối phó với các tác động của dịch Covid-19; hoàn thành các hoạt động của dự án giai đoạn I và chuẩn bị cho giai đoạn tiềm năng tiếp theo của dự án, bao gồm việc nhân rộng các sáng kiến thành công của giai đoạn I.

Các đại biểu Ban Chỉ đạo Dự án GREAT tỉnh Lào Cai tham dự cuộc họp.
Các đại biểu Ban Chỉ đạo Dự án GREAT tỉnh Lào Cai tham dự cuộc họp.

Tại tỉnh Lào Cai, Dự án được triển khai tại 5 huyện, thị: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương và Văn Bàn. Dự án có sự tham gia của trên 18.000 phụ nữ (trong đó 80% phụ nữ dân tộc thiểu số), có trên 8.900 phụ nữ sản xuất, kinh doanh có lãi, trên 15.500 phụ nữ tự tin về kiến thức, kỹ thuật được đào tạo… Dự án đã triển khai hai cách tiếp cận mới trong việc thực hiện để phù hợp với tỉnh gồm: Phát triển hệ thống thị trường bao trùm và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và bình đẳng giới; phát triển thị trường 10 ngành hàng trên địa bàn tỉnh có giá trị kinh tế cao, thu hút đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia như quế hữu cơ, chè, rau, dược liệu, du lịch cộng đồng...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: Dự án đã hỗ trợ việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách cho phát triển nông nghiệp, du lịch của tỉnh; góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tạo thu nhập, bình đẳng giới, nâng cao đời sống cho phụ nữ nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đưa các giải pháp số trong nông nghiệp và giúp các tổ hợp tác và hợp tác xã tham gia thương mại điện tử hoặc các khóa đào tạo để cải thiện năng lực chuyển đổi số là những hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của dự án, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19…

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại cuộc họp.
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại cuộc họp. 

Về thiết kế dự án cho giai đoạn II, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai mong muốn hai tỉnh Lào Cai và Sơn La vừa thực hiện việc mở rộng và gia hạn dự án, đồng thời tiến hành thiết kế dự án cho giai đoạn II dựa trên kết quả thực hiện của giai đoạn I, tiếp thu các khuyến nghị chính của báo cáo đánh giá giữa kỳ của nhà tài trợ và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030.

Đại biểu tỉnh Lào Cai phát biểu tại cuộc họp.
Đại biểu tỉnh Lào Cai phát biểu tại cuộc họp.

Về thiết kế giai đoạn II dự án GREAT của hai tỉnh Lào Cai, Sơn La quan điểm tiếp cận và hỗ trợ nâng cao quyền năng, vị thế cho phụ nữ sẽ tiếp tục là nội dung xuyên suốt của thiết kế dự án. Việc hỗ trợ các mục tiêu về giới thông qua hai lĩnh vực nông nghiệp và du lịch thông qua phát triển hệ thống thị trường ngành, hàng, các sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng của hai tỉnh vừa thúc đẩy bình đẳng giới; cùng với đó là huy động được các đối tác từ các khu vực kinh tế khác nhau đồng đầu tư, cùng thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ đảm bảo việc tạo thu nhập, lợi ích kinh tế cho các bên tham gia; đồng thời, góp phần nâng cao quyền năng, vị thế cho phụ nữ…

Tại hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo liên tỉnh Dự án GREAT đã thông qua và ký biên bản cuộc họp, kế hoạch hành động, triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw