Xây ước mơ trên “Nóc nhà Ðông Dương”

Bài 1: Ký ức chinh phục đỉnh Fansipan

LCĐT - Trên thế giới, có những đỉnh núi cao được coi như biểu tượng của quốc gia như Phú Sĩ (Nhật Bản), Olympus (Hy Lạp), Matterhorn (Thụy Sỹ)… Còn ở Việt Nam, Fansipan thuộc địa phận tỉnh Lào Cai cao 3.143 m so với mực nước biển là đỉnh núi cao nhất 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Trước đây, được đặt chân lên đỉnh Fansipan dường như là điều không tưởng đối với nhiều người. Từ mùa xuân năm 2016, khi Tập đoàn Sun Group hoàn thành tuyến cáp treo đạt nhiều kỷ lục thế giới lên đỉnh Fansipan, mơ ước của hàng triệu người đã trở thành hiện thực.

Fansipan - chiếc sừng của rồng thiêng

Nhìn trên Googlemap, dãy Hoàng Liên Sơn là một sơn khối khổng lồ kéo dài nổi hẳn lên màu xanh thẫm của đại ngàn giữa một bên là sông Hồng và một bên là sông Đà. Dãy núi kéo dài từ Lào Cai, Lai Châu đến tận phía Tây tỉnh Yên Bái. Người khéo tưởng tượng sẽ thấy dãy núi trải dài giống như sống lưng của một con rồng lớn đang nằm mà đầu rồng kiêu hãnh vươn lên với đỉnh núi cao nhất ở Sa Pa là đỉnh Fansipan cao 3.143m so với mực nước biển.

Bài 1: Ký ức chinh phục đỉnh Fansipan ảnh 1
Du khách trên hành trình chinh phục đỉnh Fansipan năm 2011.

Theo các tài liệu nghiên cứu, tên dãy núi Hoàng Liên Sơn được đặt theo tên loài cây Hoàng Liên - một loại cây dược liệu quý hiếm trên dãy núi này. Vậy tên đỉnh núi cao nhất Fansipan có nghĩa là gì? Từ xưa đến nay đã có không ít nhà nghiên cứu địa chất, văn hóa, lịch sử đi tìm câu trả lời để giải nghĩa tên gọi này. Ngay dưới chân núi Fansipan, trải theo sườn dãy núi Hoàng Liên Sơn là vùng đất Sa Pa nổi tiếng. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc, trong đó định cư sớm nhất và nhiều nhất là đồng bào Mông.

Nhà văn Mã A Lềnh, người con dân tộc Mông của mảnh đất Sa Pa năm nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm” có lần chia sẻ với tôi, không biết từ bao giờ, người Mông ở Sa Pa gọi tên đỉnh núi cao nhất ấy là Huồ Sì Páng, có nghĩa là phiến đá, bị biến âm đọc thành Phan Xi Păng. Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đến vùng đất Sa Pa và xây dựng nhiều biệt thự ở đây để nghỉ dưỡng, gọi Sa Pa là “Kinh đô mùa hè”. Vậy nên, tên đỉnh Fansipan có thể được gọi khi những đoàn người buôn bán xuất hiện, hoặc khi người phương Tây xuất hiện.

Đỉnh núi Fansipan hùng vĩ và vùng đất Sa Pa xinh đẹp được gắn với nhiều huyền thoại cổ xưa. Nhà văn Mã A Lềnh bảo, ngày còn nhỏ có lần ông và cha đã nhìn thấy sau cơn mưa hình ảnh kỳ vĩ giống như đoàn người gồm một người đàn ông, một phụ nữ, một chú bé, phía trước là một chú chó đang đi lên nương, hoặc đi tìm đất làm ăn. Ngày đó, cha ông bảo đó là các vị thần tiên đi mở đất cho người Mông. Xưa kia, họ cũng là người trần mắt thịt nhưng to lớn khác thường.

Ngày đó, đất đai chỉ là bùn nhão, bước chân của họ hình thành nên những vùng đất như: Tả Phìn, thung lũng Mường Hoa, cánh đồng Thanh Phú, núi Tả Giàng Phình… Một con rồng hốt hoảng vì nước rút đi, đất nhô lên, đã bỏ chạy, bị người khổng lồ ném đuổi. Con rồng chỉ có một sừng hóa thành dải núi Hoàng Liên, chiếc sừng của nó chính là đỉnh Fansipan. Con rồng nhỏ, do dậy muộn, bị mắc cạn, hóa đá, thành núi Hàm Rồng ngày nay…

Huyền thoại về rồng thiêng gắn với dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Fansipan của người Mông tuy là câu chuyện không có thật nhưng đã nhuốm cho dãy núi một màu sắc hư ảo và linh thiêng. Cho dù huyền thoại như nào, thì một thực tế không ai phải bàn cãi đó là đỉnh Fansipan là đỉnh núi cao nhất 3 nước Đông Dương và phong cảnh nơi đây quả thực hùng vĩ, đẹp như chốn thần tiên ít nơi có được.

Chính vì thế, chinh phục đỉnh Fansipan để một lần trong đời được chạm tay vào “Nóc nhà Đông Dương” là mơ ước của biết bao người. Nhưng để lên được đỉnh núi cao 3.143 m là hành trình mấy ngày xuyên rừng, trèo đèo, lội suối quá đỗi gian nan, nguy hiểm, ít người vượt qua được thử thách đó. Anh Bùi Đức Kỳ ngày còn công tác ở Báo Lào Cai chia sẻ, để chụp được những bức ảnh đỉnh Fansipan giữa biển mây trắng bồng bềnh, anh phải leo núi nhiều lần, có chuyến chịu đói rét nằm phục trên đỉnh núi cả tuần mới “săn” được tác phẩm nghệ thuật ưng ý.

Ký ức chinh phục đỉnh núi huyền thoại

Từ lâu, những huyền thoại về đỉnh núi thiêng Fansipan đã hun đúc trong chúng tôi khao khát một lần được chinh phục. Cơ hội đến vào cuối tháng 4/2011 khi Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức Chương trình leo núi “Cắm cờ Đoàn trên đỉnh Fansipan” kỷ niệm Năm Thanh niên, với sự tham gia của đoàn viên đến từ các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu… Mặc dù thời tiết không ủng hộ, nhưng bất chấp mưa rét và sương mù, chặng đường phía trước hun hút cheo leo, hiểm trở, chúng tôi vẫn hăng hái khoác ba lô mang theo “Thông điệp xanh” hướng về đỉnh núi mờ xa. Lần đầu tiên leo núi, mặc dù đã lường trước khó khăn, nhưng đường lên đỉnh Fansipan gian nan ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Bài 1: Ký ức chinh phục đỉnh Fansipan ảnh 2
Các thành viên tham gia Chương trình leo núi “Cắm cờ Đoàn trên đỉnh Fansipan” năm 2011 chụp ảnh lưu niệm trên đỉnh núi.

Đoạn đầu tiên phải vượt qua suối đá trơn trượt, khi luồn sâu qua khu rừng già, đường mòn lổn nhổn gốc trúc, rễ cây, đúng hôm mưa, nên bùn lầy lép nhép ngập đến bắp chân. Có đoạn vách đá dựng đứng phải dùng thang sắt và bám vào dây thừng để leo lên. Sau hai tiếng leo núi, tôi bắt đầu xuống sức, hai bắp chân nhức mỏi tưởng như không nhấc nổi. Vừa đi vừa nghỉ, khung cảnh đẹp mê ly của rừng cây cổ thụ tiếp thêm cho tôi ý chí để leo tiếp. Đến tận chiều tối, đoàn mới đến lán nghỉ của Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Màn đêm dường như sập xuống nhanh hơn ở độ cao 2.800 m so với mực nước biển. Sương mù mỗi lúc càng dày đặc, rét đến nỗi tóc muốn dựng ngược và các đầu ngón tay, ngón chân tê cứng không còn cảm giác. Sau bữa ăn trong đêm tối, chúng tôi chui vào chăn nằm nghe tiếng mưa lộp độp trên mái lán, tiếng gió đại ngàn rú lên từng hồi như bão trong rừng cổ thụ.

Sáng sớm hôm sau, mưa vẫn rả rích rơi và sương mù còn dày đặc, đoàn lại tiếp tục lên đường. Từ lán nghỉ lên đến đỉnh Fansipan đường cheo leo, hiểm trở và dốc nhiều hơn. Leo lên độ cao 2.900 m, lại đổ dốc xuống 2.800 m, rồi ngược dốc leo lên. Ở độ cao này, gió lồng lộng quanh năm, chỉ có những cây trúc lùn sống bám vào vách đá và những cây đỗ quyên cành thấp là trụ nổi. Khi chúng tôi tụt xuống một hẻm đá sâu nhìn lên thì vỡ òa cảm xúc bởi gặp vạt hoa đỗ quyên đỏ, đỗ quyên trắng cổ thụ đẹp nao lòng. Vườn Quốc gia Hoàng Liên vốn được mệnh danh là thiên đường hoa đỗ quyên, với hơn 30 loài quanh năm khoe sắc, mùa này đua nhau nở rộ. Tôi mải mê ngắm những thân đỗ quyên đại thụ hàng trăm tuổi, rêu phong bám chằng chịt, đầu cành bung ra từng chùm hoa đẹp thanh khiết. Thật tiếc là chiếc máy ảnh mới của tôi đã bị ngấm nước mưa mờ hết ống kính chỉ chụp được vài bức ảnh. Ngoài hoa đỗ quyên, rừng già còn có quần thể vân sam cổ thụ như những tòa tháp xanh giữa đại ngàn, những cây pơmu ngàn năm tuổi, cùng thảm thực vật, hệ động vật vô cùng phong phú và nhiều bí ẩn chưa ai giải mã được.

Vượt qua bao khó khăn, chiến thắng những bất lợi của thời tiết, chiến thắng chính bản thân mình, tất cả các thành viên trong đoàn leo núi đều chinh phục thành công “Nóc nhà Đông Dương”. Nơi đỉnh cao lộng gió và mưa mù, bên chóp biểu tượng khắc chữ Fansipan 3.143 m đặt trên phiến đá lớn, lễ cắm cờ Đoàn của Tỉnh đoàn Lào Cai diễn ra trong không khí trang trọng và thiêng liêng đặc biệt. Vậy là khát khao chinh phục đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã trở thành hiện thực. Tuy quần áo sũng nước mưa, ai cũng tím tái vì rét, nhìn ra xung quanh chỉ là sương mù, không được ngắm biển mây và bầu trời trong xanh, nhưng trái tim mỗi người đều ngập tràn cảm xúc vừa tự hào, vừa vui sướng. Tấm pa nô mang thông điệp bảo vệ môi trường được các đoàn viên chung tay căng trên đỉnh núi Fansipan trở thành lời kêu gọi đầy ý nghĩa của tuổi trẻ.

Sau chuyến chinh phục đỉnh núi Fansipan huyền thoại, chúng tôi ngồi xem lại những bức ảnh tư liệu và nghĩ về hành trình gian nan đã qua mà thấy mình thật may mắn. Liệu ai cũng có đủ sức lực và quyết tâm vượt qua chặng đường cheo leo, dốc đá hiểm trở với hàng chục đỉnh núi trong 2 ngày 1 đêm để thỏa khát khao chinh phục “Nóc nhà Đông Dương”? Rồi nghĩ đến câu chuyện có vận động viên leo núi chuyên nghiệp người nước ngoài đã chiến thắng nhiều đỉnh núi cao trên thế giới, nhưng khi tự mình chinh phục Fansipan đã bị lạc và nằm lại vĩnh viễn nơi rừng thiêng nước độc khiến tôi rùng mình. Biết đến bao giờ những người già, trẻ nhỏ mới được đặt chân lên đỉnh núi thiêng bí ẩn này? Biết đến bao giờ vẻ đẹp thần tiên của Fansipan mới được tất cả mọi người khám phá? Có lẽ đó chỉ là một ước mơ...

Bài cuối: Kỳ tích trên "Nóc nhà Đông Dương"

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Những sinh hoạt đời thường, hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí… của đồng bào dân tộc thiểu số Sa Pa đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà được tái hiện một cách chân thực giữa lòng thủ đô sầm uất. Rộn ràng, sống động, hân hoan là cảm xúc mà Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa mang đến cho người dân và du khách tại Hà Nội.

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Trong chuyến công tác tại Long An, phóng viên Báo Lào Cai đã tham quan, nghe thuyết minh và tham quan hình ảnh phục dựng cuộc chiến tranh Nhân dân trên mảnh đất Long An tại Công viên tượng đài "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Không gian trưng bày gồm 8 chuyên đề được thể hiện bằng 3D, âm thanh sinh động nhằm tái hiện một phần hoàn cảnh sống và chiến đấu của cán bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Để mang đến cho du khách sự hài lòng và những trải nghiệm khó quên, những năm gần đây, chính quyền thị xã Sa Pa đã xây dựng hình ảnh du lịch văn minh và thân thiện bằng cách tạo dựng thói quen tốt, cách làm hay như: tuyên truyền vận động không bán hàng, đeo bám khách du lịch; thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường, giúp địa phương xây dựng hình ảnh du lịch xanh tới du khách.

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Sáng 19/4, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức cuộc họp xem xét, đề nghị việc điều chỉnh Nghị quyết số 06/2021/NQ - HĐND ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025.

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

fb yt zl tw