Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất hàng hóa

LCĐT - Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống một số loại cây trồng nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Việc chuyển đổi nhằm khai thác được những lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất hàng hóa ảnh 1
Chuối hàng hóa tại Lào Cai là giống cấy mô, phục vụ xuất khẩu.

Gia đình nhà chị Vàng Thị Phương, thôn Chợ Chậu, xã Lùng Vai (Mường Khương) có gần 1 ha chè. Tuy nhiên, diện tích chè nhà chị Phương không tập trung mà chia thành 3 khoảnh khác nhau, trong đó 3.000 m2 chè trung du, 3.000 m2 chè shan trồng cách đây khoảng 40 năm, hơn 3.000 m2 chè shan trồng được 10 năm. Theo đánh giá của chị Phương, chè trung du có rất nhiều búp nhưng lá mỏng hơn, búp nhỏ; chè shan tuy búp thưa hơn nhưng to, lá dày, năng suất cao hơn. Nếu so sánh cùng loại chè shan thì diện tích chè trồng cách đây 10 năm năng suất cao hơn hẳn so với chè được trồng cách đây 40 năm. Chị Phương lý giải: Chè lâu năm đang cỗi dần, nhiều cây bị chết dẫn tới mất khoảnh. Trước đây, do kỹ thuật tạo tán không tốt nên nhiều diện tích chè cũ tán khá cao. Chè được trồng cách đây khoảng 10 năm thì chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, cây chè thấp, tán rộng, năng suất cao hơn hẳn. Với diện tích chè già cỗi, gia đình dự định thay thế dần, trồng chè mới để tăng năng suất.

Chè là một trong những cây trồng chủ lực có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong những năm tới. Dự kiến đến năm 2025, người dân trong tỉnh sẽ trồng mới 1.924 ha chè, nâng tổng diện tích chè toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 8.420 ha. Trồng dặm, bổ sung mật độ chè khoảng 1.200 ha, sử dụng tập trung vào giống chè shan chọn lọc, chè chất lượng cao, cải tạo vùng chè mất khoảnh (hơn 30%), giống cũ, năng suất thấp. Về cơ cấu giống, Lào Cai sẽ tập trung vào giống chè shan và chè chất lượng cao như bát tiên, kim tuyên, phấn đấu đến năm 2025, chè shan chiếm khoảng 72%, chè chất lượng cao chiếm gần 19%, chè lai và chè trung du chiếm 9% diện tích.

Còn đối với nhóm cây ăn quả, cây chuối và dứa là 2 nhóm hàng chủ lực có phương án chuyển đổi giống cây trồng. Đối với cây chuối, do hiện chưa có giống kháng bệnh Panama nên giống chuối chính tại Lào Cai đang là chuối tiêu xanh, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Ngành nông nghiệp có định hướng tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây chuối giống, tổ chức khảo nghiệm, lựa chọn một số giống chuối có năng suất, chất lượng cao (chuối tiêu hồng, chuối tiêu lùn…) phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của các vùng sản xuất, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Đối với cây dứa, hiện nay người dân trong tỉnh chủ yếu trồng giống dứa Queen, đây là giống dứa quả nhỏ, vị ngọt. Trước đây, dứa được trồng để xuất bán sang thị trường Trung Quốc nên giống dứa này phát huy được lợi thế. Tuy nhiên, hiện nay vùng dứa của Lào Cai đã thu hút được doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến. Nếu sử dụng giống dứa Queen thì năng suất không cao, nên ngành nông nghiệp có phương án chuyển đổi sang các giống dứa mới là MD2, H180… Dự kiến đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ chuyển đổi, cải tạo khoảng 500 ha dứa giống mới. Giống dứa mới có ưu thế phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, quả to, năng suất cao và phù hợp với công nghiệp chế biến.

Bên cạnh các nhóm mặt hàng chủ lực, các loại cây trồng như dược liệu, cây ăn quả ôn đới, cây dâu tằm… cũng được ngành nông nghiệp xây dựng phương án chuyển đổi dần cơ cấu giống để phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như đáp ứng yêu cầu chế biến, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh của mỗi địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, quá trình sản xuất đã chỉ rõ được những ưu, nhược điểm của từng loại giống, từ đó chuyển đổi dần, khắc phục được những mặt hạn chế, khai thác tối đa thế mạnh để cây trồng đạt năng suất, chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu giống cần thời gian dài, cần có sự phối hợp tích cực từ các cơ quan chuyên môn và sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý để phát huy được thế mạnh của các cây trồng chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, cần khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư hỗ trợ nông dân, hướng dẫn sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

fb yt zl tw