Đừng nên bảo tồn nửa vời

LCĐT - Trước ngày khai giảng năm học mới, có dịp đến xem buổi tập văn nghệ của một trường học, tôi được chứng kiến cuộc tranh luận nảy lửa giữa các thành viên đội văn nghệ về việc lựa chọn trang phục dân tộc cho tiết mục múa truyền thống. Một bên thì nhất quyết dùng trang phục truyền thống do các bà, các chị trong xã may từ trước đây; còn một bên thì muốn sử dụng trang phục may công nghiệp dựa theo mẫu truyền thống nhưng đã cách điệu rất nhiều.

Bảo tồn văn hóa truyền thống. (Ảnh minh họa)
Bảo tồn văn hóa truyền thống. (Ảnh minh họa)

Bên muốn dùng trang phục dân tộc đã được may cách điệu thì cho rằng nhìn diễn viên sẽ đẹp và tươi tắn hơn; còn bên muốn dùng trang phục đúng của người dân tộc địa phương thì cho rằng như vậy mới giữ được truyền thống đặc trưng của dân tộc và góp phần giáo dục ý thức giữ gìn văn hóa cho học sinh… Trước tình hình này, đồng chí hiệu trưởng quyết định cho mặc thử cả hai loại trang phục để Ban giám hiệu duyệt trước; trang phục nào đẹp, phù hợp sẽ cho sử dụng. Và cuối cùng, bộ trang phục truyền thống đã được duyệt, điều này, khiến chúng tôi cũng thấy vui, duy chỉ có bác đội trưởng đội văn nghệ dân tộc của xã là hơi buồn, bởi những bộ trang phục dân tộc may cách điệu chưa một lần được sử dụng từ khi được cấp phát.

Trò chuyện với bác đội trưởng văn nghệ xã tôi được biết, cách đây 2 năm, xã này có tham gia một Dự án hỗ trợ bảo tồn văn hóa dân tộc, trong đó có hợp phần hỗ trợ trang phục truyền thống để biểu diễn văn nghệ và thực hiện các nghi lễ dân gian trong các dịp lễ tết. Khi biết thông tin, nhân dân vui lắm vì trước nay chưa có điều kiện để may các trang phục truyền thống cho các thành viên đội văn nghệ. Tất nhiên, khi triển khai dự án, các cơ quan chuyên môn cũng xin ý kiến các già làng, trưởng bản về việc may trang phục sao cho phù hợp. 

Sau một thời gian, việc may trang phục cũng xong và được ban giao cho đội văn nghệ của xã. Nhưng ngay từ khi tiếp nhận, nhiều người đã bắt đầu bàn tán về chất liệu may, họa tiết thêu… không đúng với trang phục truyền thống dân tộc bản địa, thậm chí có người còn nói thẳng là nhìn lai căng (giống trang phục của một dân tộc bên nước bạn). Do có nhiều ý kiến chưa đồng thuận nên đội văn nghệ xã chưa sử dụng trang phục được cấp phát trong một số dịp lễ hội. 

Thực tế hiện nay, đến các địa phương nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhất là dịp diễn ra các lễ hội truyền thống, chúng ta không khỏi chạnh lòng khi thấy nhiều người dân không mặc trang phục truyền thống của dân tộc họ; thậm chí không chỉ giới trẻ mà người lớn tuổi ở một số địa phương cũng không mặn mà với những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình; ngay cả ở những nghi lễ tâm linh hay lễ hội truyền thống quan trọng thì việc mặc trang phục dân tộc cũng chưa được coi trọng.

Nhiều người cũng bày tỏ sự tiếc nuối, bởi ngày trước đến các lễ hội truyền thống ở vùng cao sẽ được chiêm ngưỡng các chàng trai, cô gái xúng xính trong các bộ trang phục dân tộc mình; chỉ cần đến, nhìn những người dân ăn vận đã biết được đó là lễ hội của dân tộc nào. Nhưng giờ đây đến các lễ hội, bức tranh đã thay đổi hoàn toàn, các “nam thanh, nữ tú” hầu hết đều ăn vận trang phục quần âu, quần bò, váy đầm…. Thậm chí ngay cả việc mặc trang phục dân tộc để biểu diễn văn nghệ hay thực hành các hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhiều người cũng ăn vận qua loa trên thì khoác áo dân tộc bản địa, dưới lại mặc quần âu… làm biến dạng các trang phục truyền thống; cá biệt có bạn trẻ ăn vận trang phục dân tộc cách tân, cải biên nên rất phản cảm…

Dẫu biết rằng có nhiều lý do khiến người dân các dân tộc thiểu số ở các địa phương trong tỉnh dần ít mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình như trở ngại tâm lý, gây bất tiện trong đời sống sinh hoạt và để may được một bộ trang phục truyền thống mất nhiều thời gian lại rất tốn kém…

Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc là kết tinh của văn hóa và chứa đựng những giá trị lịch sử và phong tục của dân tộc đó, vì thế nó cần được người của chính dân tộc đó bảo tồn, trân trọng gìn giữ. Vì thế, khi triển khai các dự án bảo tồn văn hóa các dân tộc trong tỉnh, cơ quan chuyên môn cần quan tâm tìm giải pháp phù hợp giúp các trang phục truyền thống có chỗ đứng vững chắc trong đời sống nhân dân, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đang tác động lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi dân tộc, tránh tình trạng triển khai bảo tồn theo kiểu hình thức, làm để cho có.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Chiều 16/4, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn trường học; phòng chống đuối nước và tệ nạn xã hội trong trường học với sự tham gia của gần 20 nghìn học sinh (từ lớp 4 đến lớp 12) tại 300 điểm cầu thuộc 73 trường phổ thông trên địa bàn huyện.

Đào tạo chuyên gia an ninh mạng theo hướng thực chiến

Đào tạo chuyên gia an ninh mạng theo hướng thực chiến

Nhằm giải cơn khát thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực an toàn thông tin, Hệ thống Đào tạo công nghệ thông tin Quốc tế Bachkhoa-Aptech vừa công bố các chương trình đào tạo nhân lực theo hướng thực chiến với thời gian đào tạo từ 4 tháng đến 2 năm.

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Khi Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thẻ căn cước công dân sẽ được đổi tên thành thẻ căn cước để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhân dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới...

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.

fb yt zl tw