Xu hướng du lịch an toàn sau đại dịch Covid-19

LCĐT - Ngành du lịch, các địa phương và đơn vị kinh doanh đã và đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện để đón đầu xu hướng du lịch an toàn sau đại dịch Covid-19.

2 năm qua là quãng thời gian khó khăn chồng chất đối với những người làm du lịch cả nước nói chung, tỉnh Lào Cai nói riêng. Sau “làn sóng” Covid-19 thứ 3, sự phục hồi bước đầu đã thắp lên hy vọng cho ngành “công nghiệp không khói”, nhưng chưa được bao lâu thì “làn sóng” dịch thứ 4 xuất hiện nhấn chìm mọi nỗ lực của ngành du lịch. Không những thế, đợt dịch lần này còn kéo dài, diễn biến phức tạp với chủng mới, tốc độ lây lan mạnh hơn khiến nhiều người tử vong. Các đơn vị kinh doanh đang kỳ vọng vào kịch bản “sống chung” với đại dịch, thiết lập những “vùng xanh”, “điểm đến an toàn” để từng bước phục hồi.

Khó kiểm soát an toàn dịch bệnh và nhiều vấn đề khác đối với khách du lịch đi tự do.
Khó kiểm soát an toàn dịch bệnh và nhiều vấn đề khác đối với khách du lịch đi tự do.

Theo dự đoán của nhiều đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này, xu hướng du lịch an toàn sẽ lên ngôi trong thời gian tới, bởi dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu du lịch tăng do khách bị “kìm chân” quá lâu. Xu hướng đó sẽ giúp ngành du lịch của tỉnh và các đơn vị kinh doanh sớm phục hồi.

Để có thể đón đầu xu thế, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đang xây dựng chương trình khôi phục du lịch nội địa sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 theo nguyên tắc đảm bảo an toàn cao nhất cho các điểm đến, các cơ sở dịch vụ và du khách. Chương trình này sẽ tạo điều kiện cho những người có đủ điều kiện được hưởng các dịch vụ, sản phẩm tốt nhất trong điều kiện cho phép và góp phần khôi phục hoạt động của các cơ sở dịch vụ, lưu trú, điểm tham quan, vui chơi giải trí thuộc “vùng xanh”.

Điều kiện bắt buộc để tham gia chương trình là các địa phương, điểm đến, cơ sở kinh doanh dịch vụ, đơn vị lữ hành và du khách phải đảm bảo các yêu cầu an toàn dịch bệnh. Trong đó, những người trực tiếp tham gia tour khép kín (khách du lịch, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên…) phải là những người được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 trước thời điểm khởi hành 14 ngày và phải có kết quả âm tính khi xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Các đoàn khách cũng sẽ được phục vụ, nghỉ ngơi và lưu trú riêng biệt để hạn chế tiếp xúc giữa các đoàn khách.

Nhiều thôn, bản của Lào Cai vẫn là điểm đến an toàn, có thể tham gia tour du lịch “xanh”.
Nhiều thôn, bản của Lào Cai vẫn là điểm đến an toàn, có thể tham gia tour du lịch “xanh”.

Ông Lê Anh Đại, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết: Kế hoạch phục hồi sắp tới được gọi là “du lịch bong bóng”. Đó là việc tổ chức các tour khép kín, an toàn giống như việc đưa các đoàn thể thao, đội bóng đi tham gia các giải đấu quốc tế vừa qua. Việc đảm bảo các yếu tố an toàn theo quy định trước khi khởi hành không chiếm quá nhiều chi phí so với giá thành một tour du lịch nên du khách có thể chấp nhận được. Tổ chức tour khép kín có thể không có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế nhưng sẽ tạo động lực, giúp ngành du lịch sớm phục hồi. Chúng tôi cũng rất kỳ vọng chương trình lần này sớm được thông qua, giúp ngành du lịch sống chung an toàn với dịch bệnh.

Ở thời điểm hiện tại, các địa phương, cơ sở kinh doanh rất “khát” du khách, việc thiết kế những tour du lịch an toàn trong các “vùng xanh” đang được chờ đợi trong thời điểm hiện tại để giúp ngành “công nghiệp không khói” phục hồi. Thời gian qua, nhiều homestay trên địa bàn đã đón khách nội tỉnh và đảm bảo các điều kiện an toàn. Vậy nên, việc đón khách nội địa cũng có thể thực hiện nếu địa phương, cơ sở, du khách đảm bảo các điều kiện an toàn cần thiết.

Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Để ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay và duy trì hoạt động, ngành du lịch tỉnh đang tính toán, tham mưu, đề xuất với tỉnh về việc đón khách trở lại, tiến tới tổ chức các tour “du lịch xanh”. Theo đó, chỉ những địa phương, khách du lịch, cơ sở kinh doanh, lữ hành đảm bảo các “tiêu chuẩn xanh”, “điều kiện xanh” mới được tham gia tour khép kín...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Với sự đa dạng, đặc sắc và những tinh túy, ẩm thực Việt Nam đang trở thành những đại sứ lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam. Vậy cần làm gì để ẩm thực Việt trở thành thương hiệu quốc gia và có vị thế trên bản đồ ẩm thực thế giới.

fb yt zl tw