Văn hóa - Một góc nhìn từ thực tiễn

Hiếm có một chính đảng nào trên thế giới như Đảng Cộng sản Việt Nam khi chưa giành được chính quyền thì ngay từ năm 1943 đã thông qua Đề cương văn hóa, trong đó phác thảo những nét lớn về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong hiện tại và tương lai với nguyên tắc: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa; đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cách mạng văn hóa.

Văn hóa - Một góc nhìn từ thực tiễn ảnh 1

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật đề tài lịch sử góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước.

Hiếm có một lãnh tụ nào sâu sát đời sống nhân dân, tình hình đất nước và thế giới, nên chỉ ngay sau ngày lập nước, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Chính phủ lâm thời thông qua 6 nhiệm vụ cấp bách, mà 4 trong 6 nhiệm vụ đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới văn hóa. Đó là diệt giặc dốt; tiến hành tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu; xóa bỏ tệ nạn thuốc phiện; thực hành chính sách tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Ngay từ lúc đó, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” (1) (trang 3). Theo tinh thần đó, ngày 24/11/1946, Hồ Chủ tịch đã đích thân chủ trì Hội nghị văn hóa toàn quốc, nêu rõ vai trò và nhiệm vụ chủ yếu của văn hóa trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, khẳng định văn hóa là một mặt trận, người làm văn hóa thực sự là chiến sĩ; kêu gọi toàn Đảng, toàn dân thực hiện tốt phương châm “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”. “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” đã là tư tưởng chủ đạo trong toàn bài nói chuyện của Người tại Hội nghị này.

Thật ra, từ ngay sau phiên họp thứ nhất ngày 3/9/1945, Bác Hồ đã nêu ra những nội dung rất cụ thể của nhiệm vụ văn hóa: “trong một năm phải thanh toán cho xong nạn mù chữ”, “phải học đạo đức công dân, phổ thông chính trị”, “để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh”. Trong bộn bề công việc, Người vẫn dành thời gian viết tác phẩm “Đời sống mới”, chỉ rõ nội hàm và vị trí, nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng đời sống mới. Theo Người: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ... Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm... Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm.” (trang 122-123).

Suy cho cùng, muốn thực hiện được những mục tiêu ấy, phải có đội ngũ cán bộ làm văn hóa, vừa hiểu biết văn hóa, vừa phải thấm nhuần đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

2. Quán triệt những quan điểm của Đảng và Bác Hồ về nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử, chúng ta đã đạt những thành tựu bước đầu có ý nghĩa. Trước hết, đó là việc phát động một phong trào văn hóa quần chúng trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mà nổi bật là phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” không chỉ trong các lực lượng vũ trang, mà còn lan rộng trong các tầng lớp nhân dân, khơi gợi lòng yêu nước, cổ vũ ý chí “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”; động viên toàn dân vượt qua mọi gian khó, hy sinh để làm nên một Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; tiếp sau đó là Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào ngày 30/4/1975 lịch sử. Trong sự nghiệp văn hóa này, chúng ta ghi nhận những đóng góp tích cực của các nghệ sĩ đã viết nên những bài ca đi cùng năm tháng, như Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Tý, Xuân Hồng, Phạm Tuyên, Văn Dung, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Việt, Vũ Trọng Hối… cùng rất nhiều chiến sĩ viết báo, chụp ảnh, quay phim…

Sau 12 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại; trên lĩnh vực văn hóa xuất hiện những hiện tượng không lành mạnh, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, mà nổi bật nhất là sự xuống cấp trong đạo đức, lối sống. Vì lẽ đó, năm 1998, BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ra Nghị quyết 03 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết này, BCH Trung ương khóa XI lại ban hành Nghị quyết số 33 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Thực hiện hai nghị quyết quan trọng này, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, thể hiện ở mấy điểm nổi bật: 1/ Nhận thức về “sức mạnh mềm” của văn hóa được nâng lên - đó là cơ sở đề ra những chủ trương, quyết định thích hợp; 2/ Hình thành các sản phẩm văn hóa đa dạng, phong phú của 54 dân tộc anh em, góp sức tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; 3/ Nguồn lực xã hội được huy động cùng với sự đầu tư Nhà nước cho văn hóa từng bước được tăng lên; 4/ Các văn bản pháp lý về quản lý văn hóa tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện; 5/ Tính định hướng ngày càng được rõ nét trong chỉ đạo phát triển văn hóa: phát huy tối đa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bồi đắp chủ nghĩa yêu nước và nhân văn Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các yếu tố tiên tiến của văn hóa thế giới; 6/ Giao lưu và hợp tác quốc tế được mở rộng, bạn bè thế giới ngày càng hiểu rõ văn hóa Việt Nam, đất nước Việt Nam và con người Việt Nam; 7/ Phong trào văn hóa quần chúng được mở rộng, chất lượng được nâng lên, đặc biệt là “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” được lan tỏa và phát huy tác dụng; 8/ Hoạt động của các cơ quan báo chí, truyền thông ngày càng đóng góp tích cực trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò văn hóa; tham gia phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, người tốt việc tốt, góp phần bồi đắp CHÂN - THIỆN - MỸ…

3. Vậy vấn đề gì cần được đặc biệt quan tâm hiện nay để thúc đẩy sự phát triển văn hóa theo các định hướng của Nghị quyết số 33? Trước hết, cần nhấn mạnh, đó là việc tiếp tục nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, sứ mệnh quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ xây dựng văn hóa gắn chặt với xây dựng con người. Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, văn hóa; nhưng chính văn hóa cũng tạo ra con người và hoàn thiện nhân cách con người - mà cụ thể là con người Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0 với rất nhiều thời cơ và thách thức. Các đặc tính yêu nước, trung thực, đoàn kết là rất cần, nhưng không thể không nhấn các đặc tính nhân ái, nghĩa tình, cần cù, sáng tạo. Chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều cảnh tượng đau lòng: con giết cha, vợ giết chồng, em giết chị, bạn thân giết bạn thân… chỉ vì giành giật đồng tiền lợi nhuận trong hợp tác buôn bán, đầu tư; thậm chí chỉ vì tranh giành một mét vuông đất lối đi vào nhà. Nếu chỉ thỏa mãn với cách nói có vẻ “tròn trịa” về lý luận: phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, mà người lãnh đạo các cấp không hiểu thấu đáo nội hàm “nền tảng tinh thần” thì rất dễ xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa tại địa bàn một cách hình thức “cho xong chuyện”; và vì thế, dẫn đến thực trạng đầu tư tản mạn, chắp vá, tùy tiện, không đạt được kết quả mong muốn. Từ nhận thức không đầy đủ, dẫn đến sự chỉ đạo lệch lạc; một số nơi có biểu hiện chủ quan, áp đặt, duy ý chí. Khi cuộc sống ở từng làng xã, khóm ấp không bảo đảm an ninh, an toàn cho cộng đồng và từng con người thì cách giải quyết thiếu đồng bộ, nghĩa là phải giải quyết đồng thời về kinh tế và văn hóa, mà nhiều khi lấy tình làng nghĩa xóm, truyền thống yêu thương gia đình, dòng họ để giải quyết theo phương châm “hòa giải”; thì lại quá nhấn mạnh biện pháp hành chính, pháp luật…

Từ nhận thức phải đi tới hành động; nói cách khác, cần tổ chức thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, sát thực với tình hình từng địa bàn. Tôi nhớ mãi, ngày 16/6/2008, Bộ Chính trị (khóa X) ra Nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam trong thời kỳ mới”. Để thực hiện Nghị quyết này, một Ban chỉ đạo Trung ương được thành lập do đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo làm Trưởng ban; đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Phó trưởng ban cùng nhiều bộ trưởng khối tư tưởng - văn hóa và các ban, ngành liên quan, đã họp và thảo luận nhiều lần, nêu ra 36 chương trình cụ thể thuộc các lĩnh vực chỉ đạo và quản lý, các chuyên ngành văn học, nghệ thuật; công tác đào tạo cán bộ làm văn hóa, văn học, nghệ thuật; tăng cường phát triển, bồi dưỡng tài năng văn học, nghệ thuật… Nhưng từ đó đến nay, kết quả triển khai ra sao; những mặt được và chưa được; nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, bất cập ấy, theo tôi, chưa được xem xét nghiêm túc, do đó, chưa có những kết luận tổng quát, đồng bộ. Tôi muốn nêu một vấn đề cụ thể như trên để nói rằng, đường lối, chủ trương là đúng, nhưng khâu tổ chức thực hiện còn quá nhiều bất cập, mà đây cũng là hiện tượng phổ biến của nhiều ngành, nhiều cấp hiện nay. Phải chăng đây cũng là biểu hiện “đánh trống bỏ dùi”, “bệnh thành tích”, “bệnh đổ lỗi cho nhau”… vẫn còn xuất hiện đâu đó, đã và đang là rào cản lớn?

Trong Nghị quyết 33, nêu 4 giải pháp, tôi tâm đắc điểm đầu tiên là phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, mà muốn thực hiện được yêu cầu ấy, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu cần thực hiện thật nghiêm 5 quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển văn hóa. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có được một kế hoạch thật bài bản và đồng bộ trong nhiệm vụ nâng cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; trong xây dựng đội ngũ cán bộ làm văn hóa; trong việc tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa… Phải chăng, đây cũng là những nhiệm vụ trọng tâm để chúng ta tập trung sức làm tốt hơn nữa sứ mệnh cao quý là: xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước?

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Văn Bàn xuất hiện mưa đá

Văn Bàn xuất hiện mưa đá

Sau nhiều ngày nắng nóng, chiều tối 24/4, trên địa bàn huyện Văn Bàn có mưa dông trên diện rộng. Vào khoảng 18 giờ 40 phút, tại thị trấn Khánh Yên, mưa lớn xuất hiện kèm theo mưa đá.

Tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm

Bát Xát: Tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm

Sáng 24/4, tại Trường Mầm non Bản Vược, huyện Bát Xát, Công an xã Bản Vược phối hợp với Công an huyện Bát Xát và Trạm Y tế xã tổ chức buổi tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh của trường.

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Một trong những mô hình ứng dụng hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai là mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân gắn chip. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh lắp đặt và sử dụng thiết bị này.

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Trước thực trạng một số phương tiện xe điện dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định, chạy sai tuyến thí điểm, chèo kéo, tranh giành khách, một số nhà hàng chi phần trăm cho lái xe, bán hàng sai giá niêm yết… gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Sa Pa, UBND thị xã Sa Pa thực hiện niêm yết nội dung “5 không” trên xe điện đang hoạt động và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Lào Cai: 5 địa phương hoàn thành thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Lào Cai: 5 địa phương hoàn thành thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Ông Phùng Đắc Hưng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lào Cai cho biết: Tính đến chiều 23/4, có 5 huyện, thành phố của tỉnh đã hoàn thành công tác thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, gồm các huyện: Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024 có chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu”. Hưởng ứng tuần lễ, tỉnh Lào Cai triển khai nhiều hoạt động từ ngày 29/4 - 6/5/2024, có thể kéo dài đến ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và lồng ghép với các sự kiện, ngày lễ lớn khác.

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

fb yt zl tw