Kích hoạt lại vận tải hàng không nội địa

Cục Hàng không Việt Nam đã lên phương án kích hoạt lại vận tải hàng không nội địa thích ứng an toàn với tình hình kiểm soát dịch, bệnh COVID-19.

Kích hoạt lại vận tải hàng không nội địa ảnh 1
Hành khách làm thủ tục tại sân bay những ngày tháng 8/2021.

Ngày 13/9, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã gửi văn bản báo cáo tới Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về Dự thảo Kế hoạch phục hồi hoạt động vận tải hàng không nội địa thích ứng an toàn với tình hình kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, Cục HKVN xây dựng Kế hoạch với mục tiêu nhằm duy trì hoạt động vận chuyển hàng không nội địa, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế cho các địa phương trong điều kiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 (không bao gồm yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách nội địa tại các cơ sở cách ly tập trung của quân đội hoặc cơ sở cách ly được địa phương phê duyệt).

Các Hãng hàng không được chủ động tổ chức vận chuyển (xây dựng lịch bay, mở bán, tiến hành khai thác…) theo các nội dung của Kế hoạch, khi thay đổi quy định giãn cách xã hội tại địa phương, việc mở bán, khai thác… sẽ thay đổi tương ứng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vận chuyển khách thực hiện công vụ, nhân viên y tế, nhân viên làm nhiệm vụ phòng chống dịch; từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cho hành khách đủ điều kiện về phòng chống dịch.

Theo Dự thảo kế hoạch của Cục HKVN để thực hiện được mục tiêu trên, cần đáp ứng các tiêu chí sau: Đối với đơn vị kinh doanh vận tải, các hãng hàng không đang có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hoặc Giấy phép kinh doanh hàng không chung do Bộ GTVT cấp và Giấy chứng nhận người khai thác do Cục HKVN cấp còn hiệu lực; Đáp ứng các yêu cầu tại Hướng dẫn tạm thời về kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng không trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Quyết định số 1654/QĐ-BGTVT ngày 9/9/2021.

Về người điều khiển phương tiện (tổ bay) và nhân viên hàng không khác tham gia dây chuyền phục vụ chuyến bay: Toàn bộ tổ bay và nhân viên hàng không đều được tiêm tối thiểu 1 mũi vắc-xin phòng COVID-19; Tổ bay có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi thực hiện chuyến bay; Tổ bay đảm bảo duy trì năng định theo quy định về khai thác bay.

Đối với hành khách, có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ; chia thành các giai đoạn. Giai đoạn 1, áp dụng thí điểm 2 tuần sau khi Kế hoạch được ban hành, bao gồm khách công vụ, lực lượng phòng chống dịch COVID-19 và hành khách có văn bản đồng ý di chuyển/tiếp nhận của các địa phương đi và đến; Khách có giấy chứng nhận hoàn thành cách ly và được cơ sở cách ly vận chuyển thẳng bằng xe chuyên dụng từ cơ sở cách ly đến CHKSB xuất phát; hoặc có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát; hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát.

Giai đoạn 2, áp dụng 2 tuần tiếp theo giai đoạn 1, bao gồm khách công vụ, lực lượng phòng chống dịch COVID-19 và hành khách có văn bản đồng ý di chuyển/tiếp nhận của các địa phương đi và đến; Khách có giấy chứng nhận hoàn thành cách ly và được cơ sở cách ly vận chuyển thẳng bằng xe chuyên dụng từ cơ sở cách ly đến CHKSB xuất phát; hoặc có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát; hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 không quá 6  tháng tính đến thời điểm xuất phát; hoặc có xác nhận lưu trú tại khu vực không áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tối thiểu 14 ngày trước khi di chuyển.

Giai đoạn 3, áp dụng tiếp theo giai đoạn 2 (nếu không có thông báo khác của Cục HKVN), không hạn chế về đối tượng hành khách được vận chuyển.

Cục HKVN sẽ xem xét cấm bay và chuyển cơ quan công an xử lý những trường hợp hành khách sử dụng tài liệu giả mạo để đi tàu bay.

Dự thảo Kế hoạch của Cục cũng nêu rõ các nội dung về phương tiện vận tải; Các đường bay, tần suất khai thác.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch nghiêm túc, Cục HKVN yêu cầu Cảng vụ hàng không chủ trì, phối hợp Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương, cảng hàng không giám sát việc thực hiện phòng dịch COVID-19 của hãng hàng không và hành khách tại CHKSB theo quy định tại Hướng dẫn tạm thời về kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng không trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Quyết định số 1654/QĐ-BGTVT ngày 9/9/2021 và tiêu chí, yêu cầu của Kế hoạch.

Cục HKVN cũng yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam rà soát nguồn lực (tàu bay, tổ bay, năng lực bảo dưỡng, sửa chữa…) đảm bảo tổ chức thực hiện các đường bay theo Kế hoạch. Các hãng được phép tổ chức mở bán, khai thác các đường bay nội địa với các yêu cầu, điều kiện nêu trên trên cơ sở slot được Cục HKVN xác nhận và chỉ được mở bán trong giai đoạn 1 các chuyến bay có ngày khởi hành trong vòng 2 tuần kể từ ngày Kế hoạch được Bộ GTVT ban hành và giai đoạn 2 cho các chuyến bay có ngày khởi hành trong vòng 2 tuần kể từ khi giai đoạn 2 được áp dụng. Trường hợp các Hãng hàng không tổ chức khai thác không đúng với nội dung Kế hoạch được phê duyệt, Cục HKVN sẽ dừng khai thác toàn bộ đường bay nội địa trong 1 tuần.

Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Mặc dù Việt Nam đứng trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng ngành dệt may nước ta đang đối diện rất nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, lượng tồn kho cao, sức cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt...

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bàn thảo những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, xuất - nhập khẩu.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

fb yt zl tw