Cải thiện tiêu chí thu nhập cho người dân Cốc Ly

LCĐT - Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Cốc Ly (Bắc Hà) đã tranh thủ các nguồn lực, hỗ trợ thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nuôi cá lồng trên hồ Cốc Ly.
Nuôi cá lồng trên hồ Cốc Ly.

Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi đến gia đình anh Bàn Văn Thanh ở thôn Lùng Sa 1 - một trong những hộ thực hiện hiệu quả mô hình kinh tế ở xã Cốc Ly. Qua tìm hiểu được biết, trước kia, gia đình anh Thanh thuộc diện khó khăn, khi được chính quyền xã tạo điều kiện vay vốn ngân hàng và khuyến khích phát triển kinh tế hộ, anh đã đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi cá từ 2.000 m2 lên hơn 3.000 m2, đồng thời xây dựng hệ thống chuồng nuôi lợn thịt, trâu sinh sản và trồng quế. Anh áp dụng tiến bộ khoa học -  kỹ thuật vào chăn nuôi để đạt năng suất và chất lượng cao. Trung bình mỗi năm, gia đình anh thu 5 tấn cá chép, hơn 40 tấn lợn thịt và có thêm 1 - 2 con nghé từ 3 con trâu sinh sản. Nhận thấy cây quế có tiềm năng phát triển và phù hợp, gia đình anh đã đưa vào trồng trên diện tích đất đồi hoang hóa, diện tích trồng ngô kém hiệu quả. Sau 5 năm, diện tích quế của gia đình anh đã mở rộng lên gần 3 ha.

Được tham gia Dự án phát triển thủy sản nuôi cá lồng trên hồ Cốc Ly, sau thời gian tích lũy kinh nghiệm và có tiềm lực kinh tế, gia đình anh Cao Văn Quyền ở thôn Thẩm Phúc đã đầu tư thêm các lồng nuôi cá tầm. Anh Quyền cho biết: Từ 3 lồng nuôi ban đầu của dự án, hiện anh đã phát triển được 60 lồng nuôi. Anh còn liên kết với Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Đào Sa Pa để có đầu ra ổn định cho sản phẩm ngay cả khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Không chỉ gia đình anh Thanh, anh Quyền, còn có nhiều hộ khác trên địa bàn xã nhờ được tư vấn hướng sinh kế và hỗ trợ vốn, kỹ thuật đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Ông Bồng Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Cốc Ly cho biết: Xã đã lồng ghép các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và tạo thuận lợi nhất cho người dân vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đồng thời tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; khuyến khích phát triển kinh tế từ các mô hình phù hợp với điều kiện địa phương như nuôi cá lồng trên hồ thủy điện, phát triển đàn gia súc, gia cầm, trồng quế, ngô hàng hóa, lúa giống mới...

Đến nay, xã Cốc Ly đã có 1.200 ha quế, duy trì gần 560 ha ngô (2 vụ) và 284 ha lúa (2 vụ), gần 10 ha ao nuôi cá, gần 170 lồng cá nuôi trên lòng hồ Cốc Ly. Nhờ vậy, thu nhập của người dân được nâng lên. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 22 triệu đồng, đến năm 2020 đã đạt 27 triệu đồng và năm 2021 phấn đấu đạt 30 triệu đồng.

Ông Bồng Văn Phú cho biết thêm: Thời gian tới, xã sẽ huy động tối đa nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện đời sống người dân. Do đó, bên cạnh đầu tư hoàn hiện hơn về hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, cơ sở vật chất văn hóa, thủy lợi, điện... xã đã xây dựng kế hoạch hằng năm và cả giai đoạn 2020 - 2025 thực hiện việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cải thiện sinh kế giúp người dân tăng thu nhập. Cụ thể, trong sản xuất sẽ tập trung vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; xây dựng các sản phẩm OCOP; chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế gia trại và tăng cường liên doanh, liên kết, sản xuất theo hướng hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

fb yt zl tw