“Thổi hồn” vào trang phục truyền thống

LCĐT - “Cạch, cạch, cạch…”, tiếng hoạt động của chiếc máy may qua đôi chân và bàn tay điêu luyện của chị Thào Thị Mỷ ở thôn Hòa Bình, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai như xóa tan bầu không khí tĩnh lặng của miền sơn cước.

Chị Thào Thị Mỷ, sinh năm 1988, người Mông, sinh ra, lớn lên và lấy chồng ở vùng đất Sán Chải. Năm Mỷ 10 tuổi, được mẹ dạy may, thêu thổ cẩm, làm trang phục truyền thống của người Mông. Trước đây, chị Mỷ thường tranh thủ lúc nông nhàn để may, thêu váy, áo cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Dần dần, tình yêu với những bộ trang phục truyền thống khiến chị Mỷ ngày càng đam mê công việc. Nhờ óc sáng tạo, những bộ trang phục truyền thống của người Mông qua đôi tay khéo léo của chị Mỷ như được thổi luồng sinh khí mới, trở nên đẹp mắt hơn, vừa đảm bảo tính truyền thống, vừa phù hợp với xu thế thời trang. Hơn nữa, những bộ trang phục truyền thống do chị Mỷ làm ra được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, nên được nhiều người yêu thích đặt may. Nhờ đó, chị còn có thêm nguồn thu không nhỏ nhờ bán những bộ trang phục truyền thống.

Chị Thào Thị Mỷ may chiếc áo truyền thống dân tộc Mông cho khách đặt.
Chị Thào Thị Mỷ may chiếc áo truyền thống dân tộc Mông cho khách đặt.

Chị Mỷ hào hứng: Trước đây, tôi nhận may cả bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông, nhưng bây giờ, tôi chỉ chuyên may áo thổ cẩm. Tôi thích chiếc áo thổ cẩm truyền thống của phụ nữ dân tộc mình và muốn tạo ra nhiều chiếc áo đẹp, phù hợp với từng độ tuổi, tính cách của mỗi người thông qua phối màu, kết hợp với các mẫu thêu mới do mình tự nghĩ ra. Thường thì cuối năm, gần Tết sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn,nhưng trung bình mỗi năm tôi may khoảng 200 chiếc áo.

Những người đặt may áo thổ cẩm chỗ chị Thào Thị Mỷ thường là những chủ cửa hàng, sạp quần áo, bán tại các chợ phiên hoặc chợ du lịch ở Bắc Hà, Si Ma Cai và nhiều nơi khác. Với giá bán trung bình từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/chiếc áo, mỗi năm việc may trang phục truyền thống đem về cho chị Mỷ khoảng 100 triệu đồng. Đối với nông dân vùng cao, thì đây là khoản thu nhập đáng mơ ước.

Chị Sùng Thị Chấu, sinh năm 1984, người Mông, ở thôn Lao Chải, xã Sán Chải cũng chính là một trong những người “thổi hồn” vào trang phục truyền thống dân tộc Mông ở Si Ma Cai. Chị Chấu còn được biết đến là một trong những người đầu tiên đưa nghề may trang phục truyền thống truyền dạy cho nhiều chị em trong thôn, trong xã. Qua 17 năm làm nghề may, với đôi bàn tay khéo léo, sự quan sát tinh tế, những bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông mà chị làm ra vừa mang nét đẹp truyền thống, vừa có nhiều sáng tạo, ấn tượng.

“Nghề may trang phục truyền thống dân tộc không giống như may trang phục phổ biến khác (có nhiều thầy, trường dạy may). Ở đây, tôi hầu như phải tự nghĩ ra các mẫu mới hoặc tham khảo trên mạng Internet những mẫu váy, áo nào đẹp, phù hợp thì học theo để may cho khách”, chị Sùng Thị Chấu tâm sự.

Theo chị Chấu, từ bộ trang phục truyền thống phụ nữ Mông có thể cách tân thành nhiều kiểu dáng, mẫu mã và phải mất khá nhiều thời gian để hoàn thành. Ngay từ khâu lựa chọn vải, thiết kế mẫu, kiểu dáng luôn được chị Chấu dồn nhiều tâm huyết, để mỗi bộ trang phục sẽ phù hợp với từng vóc dáng và mục đích sử dụng (đi chơi,  cưới hỏi, lễ hội...). Thông thường, một bộ trang phục dạng áo váy dài, may cầu kỳ nhiều họa tiết, chị Chấu sẽ phải mất ít nhất 3 ngày để hoàn thiện, bao gồm cả khâu xâu hạt cườm, đính hạt vòng trang trí vào váy. Những chiếc áo, váy ngắn đơn giản thì sẽ mất 2 ngày. Những trang phục mỏng, nhẹ mặc trong sinh hoạt hằng ngày thì chị Chấu thường chỉ mất 1 ngày là có thể may được từ 3 - 5 bộ.

Mỗi bộ trang phục tùy kiểu dáng, kích thước sẽ có giá từ 500 nghìn đồng đến 3 triệu đồng/bộ…Trung bình mỗi năm, nghề may trang phục truyền thống đem lại cho gia đình chị Chấu thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng (đã trừ chi phí). Nhận thấy, đây là nghề đem lại thu nhập khá cho gia đình, chị Chấu đã hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều chị em khác trong thôn, từ đó hình thành nhóm may trang phục dân tộc cho khoảng hơn 10 chị em, góp phần tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên quê hương.

Chị Sùng Thị Cú, ở thôn Lao Chải, xã Sán Chải cho biết: Tôi biết đến nghề may trang phục truyền thống từ cách đây gần 6 năm nhờ sự hướng dẫn, động viên của chị Sùng Thị Chấu. Ngoài may theo đơn đặt hàng, tôi còn tự mang sản phẩm đi bán tại các chợ phiên như: Sín Chéng, Cán Cấu, Lùng Phình, Xín Mần (Hà Giang)…Từ khi làm may, cuộc sống gia đình tôi đã thay đổi nhiều, thu nhập ổn định hơn. Tôi sẽ gắn bó lâu dài với nghề này và truyền lại cho các con.

Qua đôi tay và khối óc của những phụ nữ đầy tâm huyết với trang phục truyền thống dân tộc ở Sán Chải, những bộ trang phục không chỉ đơn giản là những bộ váy, áo đáp ứng nhu cầu thông thường, mà còn là nét đẹp văn hóa dân tộc, mỗi bộ trang phục truyền thống như được “thổi hồn” trở nên sống động, đẹp mắt và đầy ấn tượng.

Chị Vàng Thị Dí, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai khẳng định: Nghề may trang phục truyền thống đã giúp nhiều hội viên phụ nữ xã Sán Chải có thu nhập khá và ổn định, nên cấp ủy, chính quyền địa phương và Hội Phụ nữ xã  thường xuyên vận động chị em giữ và duy trì nghề truyền thống này để phát triển kinh tế, hạn chế đi làm thuê xa nhà, từ đó có nhiều thời gian chăm sóc con và gia đình. Hiện nay, địa phương đã hình thành những nhóm chị em chuyên may váy, áo phụ nữ, có nhóm chỉ chuyên may trang phục truyền thống dân tộc của đàn ông… vừa phát triển kinh tế hộ gia đình, vừa giữ gìn nét đẹp truyền thống và tạo nên nét đặc trưng riêng của Sán Chải.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw