Vẹn tròn với Đảng, với Nhân dân:

Bài 3 - Gia đình người Dao “gieo" đổi thay ở Trà Trẩu

LCĐT - Chúng tôi về thôn Trà Trẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng khi mùa thu vừa chạm ngõ nơi đây. Sau cung đường bê tông quanh co, uốn lượn, thôn người Dao hiện ra giữa bạt ngàn rừng cây xanh tốt. Ít ai biết, đằng sau màu xanh ấy là câu chuyện đầy nhọc nhằn, vất vả của một gia đình đảng viên gần 50 năm trước để ngày hôm nay rừng xanh “trả ơn” bàn tay người vun trồng.

>> Bài 1 - Gia đình truyền thống thủy chung với Đảng

>> Bài 2 - Già làng Hà Nhì xóa hủ tục

Người tiên phong trồng rừng ở Trà Trẩu

Năm nay đã 63 tuổi nhưng ông Bàn Văn Quang vẫn còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Vừa vững tay lái đưa chúng tôi qua những đoạn đường cấp phối gập ghềnh để tới thăm cánh rừng gia đình dày công chăm sóc, ông Quang vừa nhớ lại những ngày tháng bắt đầu gieo mầm xanh trên đất.

Ông Bàn Văn Quang và con trai Bàn Thế Vinh bên khu rừng trồng của gia đình.
Ông Bàn Văn Quang và con trai Bàn Thế Vinh bên khu rừng trồng của gia đình.

Trà Trẩu là nơi sinh sống của 100% đồng bào dân tộc Dao. Vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, do đường đi lại khó khăn, lại thêm nhận thức của đồng bào còn hạn chế, thôn nằm biệt lập giữa núi đồi, cách biệt với thế giới bên ngoài, cuộc sống của người dân đa phần là tự cung, tự cấp. Để duy trì cuộc sống, đồng bào trồng lúa, ngô với lối canh tác du canh. Sau khi thu hoạch vụ mùa, người ta lại phá rừng để lấy đất canh tác cho những vụ kế tiếp. Vậy nên, vào năm 1975, khi ông Quang là người đầu tiên đi ngược lại với mọi người để bắt tay vào trồng rừng, nhiều người bảo ông lạ đời, không khéo có ngày chết đói. Thời điểm ấy, ông Quang tham gia công tác tại Ban nông nghiệp xã Sơn Hà. Nhờ được tiếp cận với thông tin mới, nên dù còn khá mơ hồ, ông vẫn quyết tâm bắt tay vào làm với hy vọng trồng rừng giữ đất, bảo vệ thôn người Dao chứ chưa suy tính xa tới chuyện làm giàu.

Ngày ấy, ngoài thời gian đi làm ở xã, vợ chồng ông Quang lại tranh thủ trồng những gốc mỡ đầu tiên ở mảnh đất Trà Trẩu. Cứ sáng sớm, vợ chồng ông lên đường, bữa trưa ăn vội cơm nắm mang từ nhà theo, đến khi chiều tối lại cuốc bộ về nhà. Chẳng biết qua bao ngày tháng, những gốc mỡ bắt đầu lên xanh. Từ những cây gỗ đầu tiên cho khai thác để dựng nhà, làm vật dụng, dần dần, theo nhu cầu của thị trường, rừng xanh không chỉ giữ đất mà còn mang lại lợi ích kinh tế, giúp thu nhập của gia đình ông ngày càng ổn định. Bước tiếp con đường của cha, giờ đây, anh Bàn Thế Vinh, con trai ông tiếp tục duy trì và mở rộng những cánh rừng xanh với khoảng 13 ha quế, mỡ, bồ đề.

Làm gương để đồng bào noi theo

Ánh mắt lấp lánh niềm vui, ông Bàn Văn Quang cho chúng tôi xem Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng được treo cẩn thận trong nhà. Năm 2020, ông được nhận Huy hiệu cao quý này. Ông kết nạp Đảng năm 1980 khi đang công tác tại Ban nông nghiệp xã Sơn Hà, là đảng viên thứ 2 trong đồng bào Dao ở thôn Trà Trẩu. “Ngày được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tôi vui mừng lắm nhưng cũng thấy lo lắng, bởi người đảng viên phải đi trước, nói được làm được, có vậy mới không phụ sự kỳ vọng, tín nhiệm của người dân”, ông nói. Sau này, khi lần lượt giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Sơn Hà, ông Bàn Văn Quang vẫn luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên. Từ sự dạy bảo, định hướng của ông cũng như nỗ lực và mong muốn của bản thân, các con, cháu của ông Bàn Văn Quang cũng lần lượt vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Ông Bàn Văn Quang và con trai Bàn Thế Vinh bên rừng quế của gia đình.
Ông Bàn Văn Quang và con trai Bàn Thế Vinh bên rừng quế của gia đình.

Hiện các con trai của ông là anh Bàn Thế Vinh, Trưởng thôn Trà Trẩu; Bàn Văn Khuyên, cán bộ địa chính xã Sơn Hà; cháu trai Bàn Thế Minh đều trở thành đảng viên. Người đi trước dìu dắt người đi sau, cứ vậy, cả ba thế hệ trong gia đình ông trở thành đảng viên, viết lên truyền thống về một gia đình đảng viên tiêu biểu trong cộng đồng người Dao ở xã Sơn Hà nói riêng, huyện Bảo Thắng nói chung.

Trong phát triển kinh tế, từ trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm gia đình ông thu về hơn 200 triệu đồng, trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi của xã, huyện. Đặc biệt trong câu chuyện về trồng rừng ở Trà Trẩu, những vất vả, nhọc nhằn của gia đình ông Bàn Văn Quang không chỉ ươm những mầm xanh đầu tiên cho mảnh đất quê hương mà còn góp phần thay đổi phương thức canh tác và ý thức bảo vệ rừng cho đồng bào người Dao trong thôn. Hiện, Trà Trẩu có gần 180 ha rừng, chủ yếu là quế, trẩu, bồ đề. Từ đây mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Trong các phong trào thi đua, hoạt động xã hội, gia đình ông Bàn Văn Quang luôn gương mẫu đi đầu thực hiện. Anh Bàn Thế Vinh, con trai ông Quang với 15 năm làm Trưởng thôn người Dao nơi đây kể: Ngày trước, đường vào thôn gập ghềnh, trắc trở, nông sản bà con làm ra muốn bán cũng chẳng mấy ai vào mua, mang ra chợ thì mất nhiều thời gian, công sức cho việc đi lại. Vậy nên khi ánh sáng nông thôn mới về, tuyến đường bê tông vào thôn được thiết kế, anh mừng lắm. Vậy nhưng việc tuyên truyền, vận động để bà con đồng thuận, chung sức cùng làm đường cũng lắm gian nan, bởi cuộc sống khó khăn và nhận thức của người dân còn hạn chế.

Gia đình anh Vinh làm gương đi trước với việc tích cực hiến đất, góp công, góp tiền và không ngừng vận động các hộ tham gia. “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, tuyến đường bê tông dài 3,7 km được hoàn thành trong sự mừng vui, hân hoan của đồng bào nhờ chủ trương Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Sau này, trong thực hiện các tiêu chí, công trình, phần việc xây dựng nông thôn mới, gia đình anh Bàn Thế Vinh cũng tích cực tham gia. Đơn cử như năm 2016, gia đình anh hiến đất mở 1 km đường cấp phối vào nghĩa trang của thôn, giúp người dân đi lại đỡ vất vả.              

Nhìn các con, cháu trưởng thành, trở thành những đảng viên gương mẫu, công dân có ích cho xã hội là niềm vui không gì đong đếm được đối với ông Bàn Văn Quang. Vậy nhưng, ông vẫn luôn dõi theo và góp ý, khuyên dạy các con, các cháu trong thực hiện nhiệm vụ và đời sống hằng ngày. “Tôi và con trai Bàn Thế Vinh đều tham gia sinh hoạt trong cùng một chi bộ. Với vai trò của một đảng viên, nhiều khi sinh hoạt chi bộ, tôi cũng không ngại mà chỉ ra những gì đồng chí Vinh còn hạn chế, góp ý để các công việc triển khai trong thôn thuận tiện, hiệu quả hơn”, ông Quang nói.

Sự cố gắng, nỗ lực và gương mẫu đi đầu của gia đình ông Bàn Văn Quang đã "gieo" những đổi thay trong cộng đồng người Dao ở Trà Trẩu. Câu chuyện gia đình với ba thế hệ đảng viên đã truyền kinh nghiệm và nguồn năng lượng tích cực để đồng bào nơi này viết tiếp bài ca về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Bài 4: Đảng viên người Xa Phó ươm “hạt giống đỏ”

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thảo luận bàn tròn: Mở rộng nội dung xung quanh bài viết của Tổng Bí thư

Thảo luận bàn tròn: Mở rộng nội dung xung quanh bài viết của Tổng Bí thư

Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” do Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức sáng 17/5, ngoài các tham luận, Ban tổ chức hội thảo đã tổ chức phần thảo luận với sự tham gia của các đại biểu.

Lắng đọng chương trình "Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây"

Lắng đọng chương trình "Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây"

Tối 17/5, tại Nghĩa trang Liệt sỹ Thanh niên xung phong Thọ Lộc, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Trung tâm Truyền hình Việt Nam miền Trung Tây Nguyên (VTV8) phối hợp với Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam và tỉnh Quảng Bình tổ chức chương trình “Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây”.

Nhiều ý kiến phân tích sâu sắc giá trị tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều ý kiến phân tích sâu sắc giá trị tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại Hội thảo khoa học “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” do Tỉnh ủy tổ chức sáng 17/5 có 5 tham luận của các tác giả, nhà khoa học được trình bày trực tiếp. Các tham luận đã phân tích, làm rõ hơn giá trị của tác phẩm ở nhiều góc độ, Báo Lào Cai lược ghi nội dung chính của các bài tham luận.

Nhiều sáng kiến, cách làm hữu ích trong thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai: Nhiều sáng kiến, cách làm hữu ích trong thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu

Chiều 16/5, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tổ chức tổng kết công tác thi đua khen thưởng và phong trào Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024. Đây là đơn vị cơ sở đầu tiên của Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổng kết công tác này.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai cho biết đang rà soát để tỉnh chỉ đạo hướng khắc phục

“Cầu dẫn lũ” Kim Tân 2: Phó Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai cho biết đang rà soát để tỉnh chỉ đạo hướng khắc phục

Vừa qua, Báo Lào Cai nhận được phản ánh bằng bài viết và hình ảnh của một số hộ dân về hiện tượng một lượng lớn nước mưa chảy từ khu vực phường Bắc Cường qua cây cầu Kim Tân 2 gây ngập úng cục bộ tại tổ dân phố số 7, phường Kim Tân. Bài viết của bạn đọc có tiêu đề là: Cây "cầu dẫn lũ” trên suối Ngòi Đum, cầu Kim Tân 2. Công năng của cầu là phục vụ giao thông, vậy sự thật của "cầu dẫn lũ” như thế nào, phóng viên Báo Lào Cai đã vào cuộc tìm hiểu.

Lực lượng vũ trang huyện Mường Khương tổ chức điểm Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024

Lực lượng vũ trang huyện Mường Khương tổ chức điểm Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 16/5, lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mường Khương tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024. Đây là đại hội được Thường vụ Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chỉ đạo chọn làm điểm để rút kinh nghiệm cho các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh tổ chức đại hội trong thời gian tới.

fb yt zl tw