Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa được triển khai hiệu quả đã tạo bước ngoặt trong tư duy sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Bắc Hà. Từ sản xuất nhỏ lẻ, huyện Bắc Hà đã dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Hơn 270 tỷ đồng là số tiền mà nông dân huyện Bắc Hà thu về từ việc bán 19.300 tấn cành, lá, vỏ, thân, hạt quế trong năm 2024. Ngành hàng chủ lực này đến nay đã chiếm 18,9% tổng giá trị ngành nông nghiệp của huyện vùng cao Bắc Hà. Để có được kết quả này, những năm gần đây, huyện Bắc Hà không chỉ dừng lại ở phát triển, mở rộng diện tích mà còn tập trung xây dựng những vùng sản xuất hữu cơ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sơ chế, chế biến và xúc tiến, quảng bá, tìm thị trường tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm quế Bắc Hà.

c-8619.jpg
Nông dân huyện Bắc Hà thu hoạch quế. Ảnh: Kim Thoa

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà chia sẻ: Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Bắc Hà có hơn 10.600 ha quế, trong đó có 2.085 ha quế đạt chứng nhận hữu cơ tại xã Nậm Đét và xã Bản Cái. Huyện đang tập trung duy trì diện tích quế hiện có và đi sâu vào lĩnh vực sơ chế, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ để nâng cao giá trị ngành hàng chủ lực này.

mg-1377.jpg
Duy trì và phát triển vùng trồng chè cổ thụ giúp nông dân huyện Bắc Hà có thu nhập khá.

Thay vì phát triển vùng sản xuất chè thông thường, huyện Bắc Hà đã tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng để duy trì và phát triển vùng trồng chè Shan tuyết cổ thụ, hữu cơ, thuận tự nhiên để nâng giá trị theo hướng bền vững. Đến nay, địa phương này đã hình thành vùng chè cổ thụ ở xã Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Hoàng Thu Phố với diện tích hơn 1.300 ha, trong đó có hơn 1.141 ha chè Shan tuyết được chứng nhận hữu cơ. Giá chè Shan tuyết cổ thụ được thu mua trung bình khoảng 40 - 60 nghìn đồng/kg nên việc sản xuất chè theo hướng hữu cơ đã mang lại nguồn thu nhập hơn 110 tỷ đồng cho nông dân huyện Bắc Hà. Chưa kể, việc duy trì, mở rộng diện tích canh tác và chế biến chè hữu cơ còn giúp địa phương phát triển thêm các sản phẩm du lịch gắn với cây chè.

Ông Hảng Seo Sùng ở thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố chia sẻ: Từ khi quan tâm bảo tồn và chăm sóc vườn chè cổ thụ, thu nhập của gia đình tôi khá hơn trước. Hiện tại, mỗi cân chè búp tươi bán được 50 nghìn đồng. Bên cạnh đó, vườn chè của gia đình tôi còn được công nhận là quần thể cây di sản nên có nhiều du khách đến trải nghiệm. Bà con trong thôn cũng có ý thức hơn, không thả rông gia súc vào vườn chè nữa.

Ngoài quế và chè, huyện Bắc Hà còn tập trung vùng trồng, sản xuất cây ăn quả ôn đới theo hướng hàng hóa. Tính đến hết năm 2024, toàn huyện có 1.495 ha cây ăn quả ôn đới, sản lượng đạt 4.878 tấn, giá trị sản xuất ước đạt khoảng 121,9 tỷ đồng. Cùng với việc ứng dụng kỹ thuật trong khâu chăm sóc, đốn tỉa tạo tán nhằm nâng cao chất lượng và tăng năng suất quả thì các hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn huyện Bắc Hà cũng đẩy mạnh chế biến, tạo ra những sản phẩm mới (mận sấy dẻo, rượu vang mận, vang lê…) để nâng cao giá trị cây ăn quả ôn đới. Các vườn cây ăn quả ôn đới trên địa bàn huyện còn thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan du lịch vào mùa hoa và vụ thu hoạch quả, góp phần kích cầu các dịch vụ trên địa bàn huyện.

mg-1197.jpg
Ông Lù A Dào ở thôn Sín Chải, xã Na Hối chăm sóc mận Tả Van chín sớm.

Với khu vườn gần 400 gốc mận Tả Van chín sớm 8 năm tuổi, mỗi vụ, gia đình ông Lù A Dào ở thôn Sín Chải, xã Na Hối thu được khoảng 100 triệu đồng. Đây là kết quả của việc mạnh dạn chuyển đổi từ giống mận Tam hoa truyền thống sang giống mận Tả Van chín sớm của gia đình ông Dào. Ông Dào chia sẻ: Nếu trồng mận Tam hoa, mỗi năm tôi chỉ thu hoạch được khoảng 40 - 50 triệu đồng nhưng trồng mận Tả Van chín sớm thì thu được cao hơn vì đây là giống mận mới, được thị trường ưa chuộng.

Ngoài quế, chè, cây ăn quả ôn đới thì cây dược liệu, rau chất lượng cao và chăn nuôi lợn cũng là những cây trồng mà huyện Bắc Hà đang tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà khẳng định: Với việc thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng vừa mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ vừa thu hút đầu tư vào lĩnh vực sơ chế, chế biến, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ bền vững, các ngành hàng chủ lực, tiềm năng của huyện Bắc Hà đã mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nông dân. Đây cũng là hướng đi mà địa phương tiếp tục thực hiện trong những năm tới để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Cũng theo ông Giang, tổng giá trị sản xuất, chế biến hàng hóa các ngành hàng chủ lực huyện Bắc Hà năm 2024 ước đạt 1.249,5 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất đạt hơn 1.140,4 tỷ đồng (bằng 79,6% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp); giá trị gia tăng sau chế biến đóng gói đạt 109,18 tỷ đồng. Đây là một con số không nhỏ đối với nông dân huyện vùng cao Bắc Hà. Kết quả này là minh chứng rõ nét khẳng định Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đã được huyện Bắc Hà thực hiện hiệu quả trong hơn 4 năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

Xã Bảo Nhai - vùng đất được mệnh danh là “cửa ngõ” của huyện Bắc Hà đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng phát triển. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cán bộ, đảng viên và người dân, Bảo Nhai đang trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại V.

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Năm 2024, quả chuối ngự (xưa là cống phẩm tiến vua) có thời cơ “lên ngôi” khiến người nông dân ở Bảo Thắng phấn khởi và tự tin cho kế hoạch phát triển cây trồng này trong những năm tới. Dù chưa phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây chuối ngự đang có cơ hội gia tăng diện tích bởi lợi thế và tiềm năng lớn...

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Mùa đông năm nay đến muộn hơn nhưng thời tiết vẫn được cho là có nhiều thuận lợi trong sản xuất vụ đông với nền nhiệt không quá thấp, nhiều ngày hửng nắng, nước tưới dồi dào. Đây là yếu tố giúp người nông dân huyện Bảo Thắng - địa phương có diện tích cây vụ đông luôn đứng tốp đầu trong tỉnh mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng đất trong năm và gia tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác. 

Quan tâm nâng cao tỷ lệ hội viên nông dân

Quan tâm nâng cao tỷ lệ hội viên nông dân

Năm 2024, hội nông dân các cấp trong tỉnh kết nạp 2.776 hội viên (đạt gần 139% so với kế hoạch đề ra), nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 107.869 người. Kết quả này có được là nhờ các cấp hội chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, qua đó thu hút được hội viên, nông dân tham gia, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng lớn mạnh.

Trao tặng sản phẩm máy nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Yên

Trao tặng sản phẩm máy nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Yên

Ngày 26/12, Phòng Dân tộc huyện Bảo Yên phối hợp với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại tổng hợp Minh Tuấn (Vĩnh Phúc) tổ chức trao tặng sản phẩm máy nông nghiệp cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn người dân tộc thiểu số thuộc một số xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Đảm bảo đời sống cho người dân sau tái định cư

Đảm bảo đời sống cho người dân sau tái định cư

Trận lũ quét và sạt lở đất đầu tháng 9 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, khiến hàng trăm hecta đất canh tác của người dân bị vùi lấp, sạt lở. Bên cạnh việc khẩn trương đầu tư xây dựng các khu tái thiết, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đang nỗ lực tập trung đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh tại tỉnh - đó là những nội dung được thảo luận tại Hội thảo đề xuất giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh do Hội Nông dân tỉnh tổ chức sáng 20/12.

fb yt zl tw