"Áo dài đương đại - Ba miền hội tụ"

Chiều ngày 26/6, tại Đình làng Kim Long (phường Kim Long, TP Huế) đã diễn ra Triển lãm ảnh với chủ đề "Áo dài đương đại - Ba miền hội tụ".

Hoạt động do UBND phường Kim Long phối hợp cùng nhóm các nhà thiết kế Hà Nội - Huế - TPHCM tổ chức nhằm hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.

Triển lãm "Áo dài đương đại - Ba miền hội tụ" trưng bày, giới thiệu đến công chúng hơn 30 tác phẩm nhiếp ảnh của 15 tác giả về hình ảnh các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế (NTK) đến từ ba miền của đất nước Việt Nam.

Hình ảnh các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ ba miền của đất nước Việt Nam tại triển lãm.

Nhóm các nhà thiết kế gồm: NTK Nguyễn Trí Long, NTK Vũ Việt Hà, NTK Quang Huy, NTK Thanh Thúy, NTK Minh Minh, Công ty thời trang GenViet Jeans, NTK Nguyễn Anh Tuấn, NTK Việt Hùng, NTK Viết Bảo, NTK Ella Phan, NTK Quang Hòa, NTK Trần Thiện Khánh, Công ty Thêu may Đoan Trang, Công ty Về Miền Hương Ngự. Đây đều là những cá nhân, đơn vị có tên tuổi trong lĩnh vực thiết kế áo dài.

Trong khuôn khổ buổi triển lãm, người dân và du khách cũng được chiêm ngưỡng phần trình diễn thời trang áo dài trích đoạn các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ văn hóa làng nghề xứ Huế của các NTK: Nguyễn Trí Long, Urban sketcher Hà Nội, Viết Bảo và Về Miền Hương Ngự Agency.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, đây là một trong nhiều hoạt động thuộc Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024 phát huy được tính hiệu quả khi hướng đến đối tượng thụ hưởng chính là cộng đồng nói chung.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm.

Thông qua hoạt động này, không chỉ giúp người dân và du khách tiếp cận, hiểu rõ hơn về áo dài, từ đó trân quý, nâng niu chiếc áo dài truyền thống - "Quốc phục" nói riêng mà còn góp phần giáo dục tình yêu đối với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời, góp phần quảng bá văn hóa, thu hút du lịch, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước.

Một số hình ảnh được ghi nhận:

Triển lãm ảnh với chủ đề "Áo dài đương đại - Ba miền hội tụ" được tổ chức tại Đình làng Kim Long (phường Kim Long, TP Huế).

Triển lãm trưng bày, giới thiệu đến công chúng hơn 30 tác phẩm nhiếp ảnh của 15 tác giả về hình ảnh các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ ba miền cả nước.

Trong khuôn khổ của chương trình đã diễn ra trình diễn thời trang áo dài trích đoạn các bộ sưu tập của một số nhà thiết kế.

Các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ văn hóa làng nghề xứ Huế.

Bộ sưu tập "Cảm hứng từ làng nghề Đệm bàng Phò Trạch" của NTK Nguyễn Trí Long.

Bộ sưu tập "Cảm hứng từ làng nghề Nón là Tây Hồ, Phú Vang" của Nhóm Uraban sketch Hà Nội.

Bộ sưu tập "Cảm hứng từ nghề dệt Dèng huyện A Lưới" của Về Miền Hương Ngự Agency.

Bộ sưu tập "Cảm hứng từ nghề Diều Huế" của Về Miền Hương Ngự Agency.

Bộ sưu tập "Áo dài và Cuộc sống" của Chi hội Áo dài thành phố Huế.

Theo toquoc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách "Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân" - một ấn phẩm đặc biệt tập hợp một số bài viết, bài phát biểu, lời kêu gọi, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bạn đọc, người làm báo, ban biên tập các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài từ năm 1922 đến năm 1962.

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Trong dòng chảy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, báo chí không chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thông tin mà còn là “người kể chuyện” đầy trách nhiệm, góp phần gìn giữ ký ức cộng đồng...

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Chiều 18/6, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, triển lãm tranh "Sĩ tử 2" đã chính thức khai mạc. Triển lãm do Nhau Studio phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Hiệp hội màu nước quốc tế chi nhánh tại Việt Nam tổ chức.

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

Lễ trao giải Cuộc thi viết tản văn, thơ về "Người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ" do Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại Phòng Thượng viện, Nhà Quốc hội Hungary, ngày 15/6. Tuyển tập gồm 50 tác phẩm của các nữ tác giả người Việt ở nước ngoài chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Tại khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đang triển khai song song hai dự án khai quật khảo cổ, bảo tồn nhóm tháp L và nhóm E, F, với mục tiêu quan trọng là bảo tồn các yếu tố gốc của di sản, tiếp tục nhận diện giá trị còn tiềm ẩn của di sản thế giới Mỹ Sơn, từng bước góp phần hồi sinh toàn bộ diện mạo của khu đền tháp.

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Đám cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai không chỉ là chuyện đôi lứa nên duyên mà còn là một không gian văn hóa thu nhỏ, phản ánh mối liên kết giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong đó, phong tục cô dâu tự về nhà chồng là một nét riêng đầy bất ngờ đối với nhiều du khách phương xa.

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Thông qua cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành), độc giả được dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện của một nữ chiến sĩ bình dị, một người con gái Hà Nội tinh khôi, giàu tri thức, lý tưởng và chan chứa yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn, trước khi bước vào chiến trường.

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Vùng đất Thái Niên, huyện Bảo Thắng được dòng sông Mẹ bồi đắp nên những bờ bãi phù sa màu mỡ, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ. Trải qua quá trình lịch sử, nơi đây đã hình thành nên những giá trị văn hóa lâu đời, trong đó, đền Mẫu có lịch sử hơn 200 năm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu giống như “cột mốc” văn hóa tâm linh trên thượng nguồn sông Hồng.

fb yt zl tw