[Ảnh] Trang phục của phụ nữ Hà Nhì - bông hoa của đại ngàn Y Tý

Nằm ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển, xã Y Tý (huyện Bát Xát) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hà Nhì đen. Người Hà Nhì nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật...

Trang phục của người Hà Nhì đen có màu sắc đơn giản, nhã nhặn, chỉ với sự kết hợp của màu chàm đen, xanh và trắng thể hiện sự mộc mạc, mạnh mẽ của núi rừng. Tuy nhiên, hoa văn trang trí lại cầu kỳ cùng nhiều phụ kiện tinh xảo.

067C3240.jpg
Trang phục của người Hà Nhì đen gồm: Áo, quần, yếm, khăn đội đầu, dây cuốn tóc và xà cạp.
067C4177.jpg
Áo là thành tố quan trọng. Người Hà Nhì sử dụng kỹ thuật khâu, thêu, ghép vải tạo thành hình hoa văn ấn tượng. Áo của nữ giới gồm áo dài và yếm.
_DSC0970.jpg
Phần tay áo thường được đặc biệt chú trọng khi may vá.
DSC_4791.jpg
Trang phục của người Hà Nhì đen nổi bật với những đường viền lượn cong như sóng nước và mây vờn. Những bông hoa được làm thủ công bằng bạc nổi bật lên trên nền xanh đen của áo.
DSC07595.jpg
Để trang phục nổi bật hơn, những người phụ nữ đồng bào dân tộc Hà Nhì thường trang trí phần cổ và viền áo. Trước ngực áo thường gắn hàng cúc bạc.
_AN_9825.jpg
Điểm nhấn trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì còn là chiếc khăn đội đầu cùng bộ tóc giả.
067C5420.jpg
Điểm khác biệt lớn nhất của bộ tóc giả ở phụ nữ có chồng là mành khăn có đính tua đuôi đội ở trên cùng với ý nghĩa giữ lại hồn vía, bắt buộc đối với phụ nữ khi họ tham dự các dịp lễ quan trọng trong cộng đồng.
Người Hà Nhì vất vả trong cuộc sống nhưng họ không quên gìn giữ nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của mình đó là bộ trang phục, bởi đối với họ, bộ trang phục tượng trưng cho văn hóa, cho vẻ đẹp của riêng dân tộc mình.

Người Hà Nhì vất vả trong cuộc sống nhưng họ không quên gìn giữ nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của mình đó là bộ trang phục, bởi đối với họ, bộ trang phục tượng trưng cho văn hóa, cho vẻ đẹp của riêng dân tộc mình.

Phụ nữ Hà Nhì phải mất nhiều thời gian và công sức từ đo, cắt, khâu, thêu thùa và chắp nối các mảnh vải lại với nhau. Đặc biệt, để hoàn thành 1 bộ nữ phục mặc trong ngày lễ, tết, người phụ nữ có khi phải làm trong thời gian 5 - 6 tháng.

Phụ nữ Hà Nhì phải mất nhiều thời gian và công sức từ đo, cắt, khâu, thêu thùa và chắp nối các mảnh vải lại với nhau. Đặc biệt, để hoàn thành 1 bộ nữ phục mặc trong ngày lễ, tết, người phụ nữ có khi phải làm trong thời gian 5 - 6 tháng.

067C4597.jpg
Trên nền xanh của núi, nền xanh của chàm, cùng với những sắc màu thổ cẩm và hoa văn tinh tế, phụ nữ Hà Nhì đã làm nên những bộ quần áo tôn nên vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần một chiến lược tổng thể để đưa Việt Nam trở thành điểm đến của điện ảnh thế giới

Cần một chiến lược tổng thể để đưa Việt Nam trở thành điểm đến của điện ảnh thế giới

Đại diện ngành du lịch các địa phương cho rằng, cần có một kế hoạch tổng thể từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đưa Việt Nam trở thành một điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Những ý kiến này đã được đưa ra bên lề cuộc Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới”, do Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa tổ chức.

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Tối 10/9, tại Nhà hát Đó - Vega City Nha Trang, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty Cổ phần Vega City thuộc Tập đoàn KDI Holdings đã tổ chức lễ trao thưởng Giải Cánh diều 2024 với chủ đề “Đam mê tỏa sáng”, tôn vinh những tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Với sự phát triển của mạng xã hội, thời gian qua các nhà sáng tạo nội dung đã sản xuất ra nhiều kênh, clip giới thiệu về đề tài lịch sử. Ở đó, những dấu ấn lịch sử của dân tộc được tái hiện một cách sinh động, thu hút đông đảo người xem, đặc biệt là giới trẻ.

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp vào ngày 13/9. Sự kiện sẽ tạo cầu nối, hội tụ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài, người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Thế giới ẩm thực Việt Nam vốn rất đa dạng và nổi tiếng. Ấn tượng hơn nữa khi xuất hiện trên các lá bài Măm tarot, những món ăn, đồ uống trở nên vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, khi được giải thích cặn kẽ qua minh họa bằng hình ảnh cuốn hút.

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

“Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới” là chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức tại Hà Nội.

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường kinh doanh thông thoáng để phát huy làng nghề trong thời gian tới. Đây là chia sẻ của ông Trịnh Quốc Đạt - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết.

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

fbytzltw