Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
[Ảnh] Khám phá vùng trồng "rau Trạng Quỳnh" tại Sa Pa

[Ảnh] Khám phá vùng trồng "rau Trạng Quỳnh" tại Sa Pa

Mầm đá là loại rau nổi tiếng tưởng chỉ có trong truyện Trạng Quỳnh, thế nhưng gần 10 năm nay, nông dân Sa Pa đã trồng thành công loại rau được gọi tên mầm đá. Hiện đang là vụ thu hoạch "rau Trạng Quỳnh", không khí nhộn nhịp trên khắp các cánh đồng trồng mầm đá. Những mầm rau xanh non mơn mởn không chỉ phục vụ thị trường du lịch mà còn tỏa đi khắp mọi nơi, đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

baolaocai-br_img-20250311-161103.jpg
Rau mầm đá Sa Pa được trồng chủ yếu ở phường Ô Quý Hồ, phường Hàm Rồng, xã Tả Phìn.
baolaocai-br_meitu-20250311-210215200.jpg
Rau mầm đá thuộc họ cải, thích hợp với khí hậu lạnh, thậm chí có thể phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vụ thu hoạch mầm đá kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch.
Người dân chia sẻ kỹ thuật chăm sóc mầm đá, giống như chăm sóc các loại rau họ cải. Sa Pa vốn là vùng có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho mầm đá sinh trưởng nên không cần phải áp dụng nhiều kỹ thuật phức tạp. Quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống và làm đất.

Người dân chia sẻ kỹ thuật chăm sóc mầm đá, giống như chăm sóc các loại rau họ cải. Sa Pa vốn là vùng có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho mầm đá sinh trưởng nên không cần phải áp dụng nhiều kỹ thuật phức tạp. Quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống và làm đất.

baolaocai-br_img-20250311-161157.jpg
Mầm đá đến kỳ thu hoạch có nhiều nhánh nhỏ, màu xanh mướt mắt, mọc tua tủa xung quanh thân gốc, tạo thành hình tháp nhọn, phần lớn đều ăn được.
baolaocai-br_img-20250311-161835.jpg
Sau khi cắt mầm đá, người dân loại bỏ phần lá bên ngoài, để lại phần ngọn non xếp vào những thùng nhựa chuẩn bị vận chuyển đến nơi tập kết chờ tư thương đến thu mua.
baolaocai-br_img-20250311-162226.jpg
Rau mầm đá rất năng suất và có giá bán ổn định, mỗi kg được bán với giá khoảng 20.000 đồng. Đây cũng là loại rau được thị trường ưa chuộng. Mỗi ha rau có thể đem lại nguồn thu vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Vì vậy, đây là loại rau được nông dân Sa Pa ưu tiên trồng vụ đông, hiện thị xã Sa Pa có hơn 20 ha rau.
baolaocai-br_img-20250311-162037.jpg
Sau khi được vận chuyển đến nơi tập kết, mầm đá được đóng gói vào túi 30 kg.
Nông dân xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa vận chuyển mầm đá đến nơi tập kết bán cho tư thương.

Nông dân xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa vận chuyển mầm đá đến nơi tập kết bán cho tư thương.

Vụ thu hoạch rau mầm đá tạo việc làm cho lao động địa phương.

Vụ thu hoạch rau mầm đá tạo việc làm cho lao động địa phương.

baolaocai-br_img-20250311-161556.jpg
Người dân địa phương tranh thủ sau thời gian thu hoạch mầm đá, hái các loại rau dại trên cánh đồng về cho gia súc.
baolaocai-br_img-20250311-163003.jpg
Những túi mầm đá sẵn sàng chờ tư thương đến thu mua.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Tại Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã trình bày các tham luận, đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Báo Lào Cai lược ghi một số ý kiến.

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

Xác định rõ vị trí “đầu cầu” trong tuyến hành lang kinh tế trọng điểm kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) và các nước ASEAN, Lào Cai đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong thu hút nguồn lực đầu tư với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”.

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

Sáng 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Lào Cai, Sở Công Thương, Sở Xây dựng với các doanh nghiệp.

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Lào Cai - Trung tâm kết nối và cơ hội đầu tư phát triển

Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối và cơ hội đầu tư phát triển

Lào Cai có vị trí địa lý chiến lược, chính trị quan trọng, là cửa ngõ kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN thông qua hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy và tới đây là đường hàng không. Với tiềm năng vượt trội về công nghiệp, kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch và nông nghiệp, tỉnh Lào Cai ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, phát triển.

Tạo động lực để bứt phá

Xây dựng nền tảng cửa khẩu số: Tạo động lực để bứt phá

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành trung tâm logistics lớn, là cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với Việt Nam và khu vực ASEAN. Từ đó đến nay, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng cửa khẩu số hiện đại, văn minh.

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Với vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển logistics, góp phần thúc đẩy thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung ngày càng phát triển.

fb yt zl tw