Ấn tượng bảo tàng trà tại Đà Lạt

Bảo tàng trà Long Đỉnh là nơi kể câu chuyện về lịch sử ngành trà, nơi khách tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất ra những sản phẩm trà chất lượng và trải nghiệm cách sử dụng trà theo nhiều phong cách khác nhau trong không gian vừa hiện đại, vừa đậm chất thiền định.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 20km, Bảo tàng trà Long Đỉnh do Công ty cổ phần trà Long Đỉnh đầu tư, xây dựng trên tổng diện tích 3,4ha tại thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực sự là điểm đến hấp dẫn.

Bảo tàng trưng bày, giới thiệu các hiện vật, hình ảnh, bản đồ, mô hình... liên quan đến trà và nghề trà, cũng như những con đường thương mại của trà trong lịch sử, các nghi thức thưởng thức trà của Trung Hoa, Nhật Bản, Ả Rập, châu Âu và Việt Nam. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng là nơi sản xuất, trưng bày các sản phẩm trà, nơi khách tham quan có thể trực tiếp trải nghiệm, thưởng thức trà theo nhiều nghi thức, chủng loại khác nhau.

Việc xây dựng bảo tàng theo phong cách mở, kết nối giữa truyền thống và hiện tại và bảo tàng nằm tại khu vực Cầu Đất thuộc xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, nơi người Pháp đã chọn để mở đồn điền sản xuất trà trên quy mô lớn từ năm 1927 khiến cho ấn tượng về trà và không gian trà của du khách tại bảo tàng càng trở nên đậm nét.

Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số hình ảnh về Bảo tàng trà Long Đỉnh tại Đà Lạt:

Bảo tàng trà Long Đỉnh với những gốc trà cổ được trồng ngay trong khuôn viên.

Bảo tàng trà Long Đỉnh với những gốc trà cổ được trồng ngay trong khuôn viên.

Một góc không gian bảo tàng được thiết kế ấn tượng.

Một góc không gian bảo tàng được thiết kế ấn tượng.

Bức tượng về những "ông tổ" nghề trà trên thế giới.

Bức tượng về những "ông tổ" nghề trà trên thế giới.

Máy vò và máy sấy trà xưa.

Máy vò và máy sấy trà xưa.

Một số dụng cụ thu hoạch, sơ chế trà truyền thống.

Một số dụng cụ thu hoạch, sơ chế trà truyền thống.

Không gian thưởng trà.

Không gian thưởng trà.

Khu vực sản xuất trà trong bảo tàng.

Khu vực sản xuất trà trong bảo tàng.

Một góc không gian Bảo tàng trà Long Đỉnh.

Một góc không gian Bảo tàng trà Long Đỉnh.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw