Ấn phẩm mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: Cơm nhà

Đặc san Thanh Niên 8/3 chủ đề Cơm nhà có mặt trên các sạp báo vào ngày 6/3. Gọi là Cơm nhà nhưng câu chuyện không chỉ gói lại trong những bữa cơm.

Cơm nhà của Thanh Niên muốn gửi vào đó bếp lửa, hơi ấm của từng thành viên trong gia đình. Quanh mâm cơm nhà, người nổi tiếng trong showbiz hay dân thường, doanh nhân, nữ tư sản Hà Nội xưa hay vận động viên thể thao và hoa hậu nay đều chung nhau mong muốn trở về nhà. Họ cũng chung nhau mong muốn có nhiều bữa cơm nhà ngon hơn, đầm ấm hơn cho cả mình và cộng đồng.

"Thực đơn" cho bữa "Cơm nhà" mà Báo Thanh Niên tặng độc giả có hai phần nội dung lớn. Ở phần những câu chuyện cơm nhà cho mình, Thanh Niên gửi tới độc giả câu chuyện về "chị đẹp" Mỹ Linh, nổi tiếng đến thế nhưng về đến nhà là xếp giày dép và thu vén nhà cửa gọn gàng. "Thực đơn" cũng còn có câu chuyện những người đàn ông luôn mong làm người thân hạnh phúc. Nhờ thế chúng ta có cặp đôi nghệ sĩ quốc dân Thu Trang - Tiến Luật, gia đình đông con của "nam thần" phim truyền hình Mạnh Trường... Những bài viết cũng hé lộ nỗi lo rất bà mẹ Việt của mẹ Đen Vâu "con cái rời nhà là bỏ bê cơm nước". Độc giả cũng sẽ được đọc câu chuyện thành công của nữ nghị sĩ người Pháp gốc Việt nhờ hậu phương cơm nhà luôn ấm áp…

Ở phần những bữa "cơm nhà" cho người khác, Thanh Niên có câu chuyện của bà Cả Mọc và những nữ tư sản Hà Nội trước đây từng nấu những bữa ăn cho trẻ em và người già không nơi nương tựa ra sao. Lòng trắc ẩn trong những dự án đầy trách nhiệm xã hội của Tập đoàn ROX, các nữ tuyển thủ bóng đá VN, Hoa hậu Thế giới người Việt Ngô Phương Lan, Hoa hậu VN Nguyễn Thu Thủy… cũng sẽ gợi lên sự ấm áp trong lòng người đọc.

Đặc san Thanh Niên 8/3 chủ đề Cơm nhà là số báo thường niên kể câu chuyện phụ nữ, tôn vinh những người phụ nữ với tính cách, ngành nghề. Điểm chung nhất giữa họ là lòng yêu đời, nhiệt huyết với công việc, luôn muốn xây dựng một mái nhà yên ấm.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và “chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang), Ly Mí Cường hiện đang theo học hệ trung cấp sáu năm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lựa chọn di sản văn hóa của dân tộc mình làm điểm tựa, Ly Mí Cường bền bỉ trên hành trình lưu giữ và lan tỏa âm nhạc dân tộc H’Mông, từ cao nguyên đá đến các sân khấu trong nước và quốc tế.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Tối 27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

fbytzltw