6 trường hợp CSGT không ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông

Có một số hành vi nhiều người khi chạy xe cứ tưởng mình vi phạm nhưng CSGT không được xử phạt vì pháp luật không cho phép.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy, ô tô, nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện cứ ngỡ rằng mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ nhưng chiếu theo quy định cụ thể thì lực lượng CSGT không được xử phạt.

Vậy, những trường hợp cụ thể là gì?

1. Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải

Có đủ gương chiếu hậu là một trong những điều kiện đảm bảo cho ô tô, xe máy được phép tham gia giao thông (theo điểm e khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008). Nếu vi phạm quy định này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Trong khi ô tô chỉ cần không có đủ gương chiếu hậu là sẽ bị phạt từ 300 - 400 nghìn đồng (theo điểm a khoản 2 Điều 16) nhưng với xe máy vi phạm, người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt khi điều khiển xe mà không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng.

Chạy xe máy không có gương chiếu hậu sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

Như vậy, người điểu khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt.

2. Đi xe máy bằng một tay

Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy thực hiện hành vi buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe 2 bánh, bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh.

Việc buông cả 2 tay khi lái xe máy là hành vi vô cùng nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy, người vi phạm bị xử phạt rất nặng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức 6 - 8 triệu đồng đối, tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

Trong khi đó, hành vi đi xe máy bằng một tay cũng rất nguy hiểm nhưng lại không có điều khoản nào đặt ra mức phạt. Do vậy, việc đi xe máy bằng 1 tay sẽ không bị xử phạt.

3. Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai

Khoản 3 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đều nghiêm cấm người điều khiển xe máy, xe đạp đi xe dàn hàng ngang. Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy, xe đạp sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP lại chỉ quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên. Cụ thể: Đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên: Phạt từ 100 - 200 nghìn đồng. Đi xe đạp dàn hàng ngang 3 xe trở lên: Phạt từ 80 - 100 nghìn đồng.

Quy định hiện hành chưa có mức phạt cụ thể dành cho hành vi đi xe dàn hàng hai. Điều này đồng nghĩa rằng hành vi đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông.

4. Buông cả hai tay khi lái ô tô

Khoản 23 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ nhưng chưa có quy định giải thích hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì.

Cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ có quy định xử phạt với người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe trên đường chứ chưa có chế tài xử phạt người buông cả 2 tay khi lái ô tô.

Việc buông cả 2 tay khi lái ô tô là hành vi rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn bất cứ lúc nào nhưng chưa có quy định xử phạt nên CSGT cũng không thể xử phạt người điều khiển phương tiện.

5. Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ yêu cầu người điều khiển xe mô tô, xe máy không sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông mà không yêu cầu người điều khiển ô tô thực hiện.

Mặt khác, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng không quy định về mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô mà sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.

Do đó, việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông bằng ô tô không bị coi là hành vi vi phạm hành chính nên sẽ không bị xử phạt vi phạm.

Việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông bằng ô tô không bị coi là hành vi vi phạm hành chính nên sẽ không bị xử phạt vi phạm.

6. Không xi nhan khi đi vào đường cong

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan khi chuyển làn; chuyển hướng xe; khi ô tô lùi xe, dừng xe, đỗ xe. Nếu không bật xi nhan trong các trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.

Ngoài ra, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không phải yêu cầu bắt buộc.

Cùng đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng không quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường cong.

Do đó, khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, không chuyển hướng, không chuyển làn) mà không bật xi nhan cũng sẽ không bị phạt.

Dù pháp luật không xử phạt những hành vi nêu trên, tuy nhiên để đảm bảo an toàn giao thông, xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ thì người tham gia giao chấp hành nghiêm các quy định, đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.

Theo VTC

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cùng 6 đồng phạm

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cùng 6 đồng phạm

Ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cùng 6 bị can khác vừa bị Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) khởi tố bị can, bắt tạm giam do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương.

Giả mạo văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về cập nhật VssID 4.0

Giả mạo văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về cập nhật VssID 4.0

Các đối tượng xấu đã có văn bản giả mạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc cập nhật mới ứng dụng VssID nhằm lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân và tiếp đó là đánh cắp tài khoản cá nhân, gây thiệt hại về tài chính của người dân, ảnh hưởng đến uy tín của ngành bảo hiểm xã hội.

Bắt tạm giam Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan

Bắt tạm giam Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan

Chiều 19/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt tài sản

Công an tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác với một thủ đoạn lừa đảo mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội để yêu cầu cập nhật Căn cước công dân, địa chỉ email,… vào ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” do sai thông tin, để chiếm đoạt tài sản.

254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam chuẩn bị hầu tòa

254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam chuẩn bị hầu tòa

Các cựu lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, đưa ra chủ trương làm trái quy định và nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn, từ đó dẫn đến sai phạm, tiêu cực mang tính hệ thống, trong thời gian dài tại các phòng, trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm trên cả nước...

fb yt zl tw