30 tác phẩm đoạt giải cuộc thi vẽ tranh di sản văn hóa Việt Nam

Sáng 16/1, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải và Triển lãm Cuộc thi vẽ tranh Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ I năm 2023.

Tác giả Lại Lâm Tùng nhận giải xuất sắc với tác phẩm “Lễ hội Khmer ở Cà Mau” - Ảnh: VGP/TT
Tác giả Lại Lâm Tùng nhận giải xuất sắc với tác phẩm “Lễ hội Khmer ở Cà Mau” - Ảnh: VGP/TT

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ; ông Mã Thế Anh, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; ông Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam; ông Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi…; đại diện các ban, ngành, đơn vị liên quan cùng các tác giả có tác phẩm đạt giải và có tác phẩm tham dự triển lãm.

PGS.TS. Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam chính thức phát động Cuộc thi vẽ tranh "Di sản văn hoá Việt Nam qua hội hoạ" lần thứ I - năm 2023 trên toàn quốc từ ngày 18/5- 30/9/2023. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự hào về kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam, từ đó, thế hệ trẻ sẽ có ý thức hơn nữa việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.

Được thực hiện hoàn toàn từ nguồn kinh phí xã hội hoá, Cuộc thi là sân chơi rộng rãi, bổ ích, bình đẳng dành cho những người yêu di sản văn hoá, yêu hội hoạ trong cả nước, khuyến khích các hoạ sĩ trẻ, sinh viên các trường đại học mỹ thuật, cao đẳng mỹ thuật, các trường văn hoá nghệ thuật trong nước và cả sinh viên, học sinh Việt Nam ở nước ngoài tham dự.

Tác phẩm “Lễ hội Khmer ở Cà Mau” đoạt giải xuất sắc - Ảnh: VGP/TT
Tác phẩm “Lễ hội Khmer ở Cà Mau” đoạt giải xuất sắc - Ảnh: VGP/TT

Sau hơn 4 tháng triển khai, Ban Tổ chức Cuộc thi đã nhận được 839 tác phẩm của 494 tác giả từ 55 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tác giả cao tuổi nhất là 84 tuổi, tác giả trẻ nhất là 9 tuổi. Hầu hết các tác phẩm dự thi đều bám sát chủ đề, phản ánh những nét hay, nét đẹp, nét độc đáo trong kho tàng di sản văn hoá phong phú, đa dạng của đất nước, gồm nhiều loại hình về di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Bên cạnh sự phong phú về số lượng, các tác phẩm dự thi còn phản ánh tính đa dạng về thể loại, chất liệu như: Sơn dầu, acrylic, sơn mài, khắc gỗ, tổng hợp. Nhiều nhất trong số này là acrylic với 319 tác phẩm, chiếm hơn 1/3 số tác phẩm dự thi. Tác phẩm có kích thước lớn nhất là 3,8 m x 2,6 m. Nhiều tác phẩm rất công phu cả về ý tưởng, nội dung, phương pháp thể hiện.

Tác giả Lê Thị Thanh nhận giải nhất với tác phẩm "Nghìn xưa lưu dấu" - Ảnh: VGP/TT
Tác giả Lê Thị Thanh nhận giải nhất với tác phẩm "Nghìn xưa lưu dấu" - Ảnh: VGP/TT

Hội đồng Giám khảo cuộc thi gồm các hoạ sĩ chuyên nghiệp, lâu năm, có uy tín và nhiều kinh nghiệm đã làm việc nghiêm túc, khách quan, công tâm. Từ 839 tác phẩm dự thi, Hội đồng Giám khảo đã chọn được 100 tác phẩm vào vòng chung khảo và trao giải cho 30 tác phẩm xuất sắc.

Tổng giải thưởng của cuộc thi trị giá hơn 1 tỷ đồng, gồm: 1 Giải Xuất sắc 100 triệu đồng; 1 Giải Nhất 75 triệu đồng; 2 Giải Nhì mỗi giải 50 triệu đồng; 4 Giải Ba mỗi giải 40 triệu đồng; 20 Giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng; 70 tác phẩm được chọn vào chung khảo, mỗi tác phẩm nhận thưởng 5 triệu đồng.

100 tác phẩm tiêu biểu của cuộc thi được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 16 đến 21/1.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn là một trong những hình thức để truyền tải thông điệp về di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bằng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai đã tập trung xây dựng các chương trình, tiết mục nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân, đồng thời quảng bá di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Viết cho ngày tình yêu

Viết cho ngày tình yêu

Khi chúng ta yêu, chúng ta có mùa xuân, như đang trở về tuổi thanh xuân. Tình yêu ấy chưa bao giờ cũ đi, chưa bao giờ tàn lụi mà luôn lấp lánh như giọt sương dưới ánh nắng ban mai của mối tình đầu đầy thi vị…

Múa khèn

Múa khèn

Tiếng khèn như gió rừng tạt không dứt
Tiếng khèn như gió núi cuốn chẳng dừng...

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Mùa xuân có nhiều thứ hoa bừng nở. Nhưng đẹp nhất, đặc trưng mùa xuân nhất là hoa mận, hoa đào và hoa lê. Lào Cai quê ta vốn là xứ sở của mận, của đào, của lê, bây giờ càng nhiều. Thường thì cái đẹp thường là của hiếm. Nhưng hoa mận, hoa đào hoa lê quê ta nhiều thêm mà vẫn giữ nguyên giá trị của vẻ đẹp của hoa mùa xuân.

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Chương trình nghệ thuật “Chào Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025” tổ chức vào tối 28/1, tức 29 tháng Chạp tại Quảng trường phố đi bộ, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) đã thực sự trở thành “bữa tiệc” văn hóa với những thanh âm rộn rã, sôi nổi chào Xuân.

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, ai cũng muốn trở về nhà sắm sửa, chuẩn bị Tết, sum họp với gia đình để cùng bước qua năm cũ, đón chào năm mới. Thế nhưng, với ca sỹ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh thì đây lại là thời điểm bận rộn, tất bật với công việc nhất.

fb yt zl tw