240 học viên được tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

Ngày 22/8, tại thành phố Ninh Bình, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (LLPBVHNT) Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong tình hình mới.

Dự hội nghị có Phó GS.TS, nhà báo Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; nhà báo Trần Thanh Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó GS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng LLPBVHNT Trung ương; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, một số sở, ngành, tổ chức hội của tỉnh Ninh Bình.

1.JPG
Quang cảnh hội nghị.
2.JPG
Các đại biểu dự hội nghị.

Tham gia hội nghị tập huấn có 240 học viên là lãnh đạo ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy phụ trách văn hóa, văn nghệ; cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa, văn nghệ; lãnh đạo các hội văn học, nghệ thuật trung ương và địa phương; cán bộ nghiên cứu lý luận, phê bình; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản; giảng viên các trường đại học, cao đẳng đào tạo về văn học, nghệ thuật ở các tỉnh, thành, các đơn vị khu vực phía Bắc và một số tỉnh, thành khu vực phía Nam.

3.JPG
Tiết mục văn nghệ chào mừng hội nghị.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai có 8 học viên tham gia hội nghị tập huấn, thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa và Thể thao, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh.

4.JPG
Phó GS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó GS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng LLPBVHNT nhấn mạnh: Hội nghị nhằm giúp học viên củng cố, nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật của Đảng, Nhà nước; kết quả, bài học và những vấn đề đặt ra qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới… Đây là những yêu cầu cơ bản, cần thiết, trực tiếp góp phần nâng cao trình độ, năng lực tham mưu, tư vấn, quản lý công tác VHNT, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái trong VHNT, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

6.JPG
Phó GS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ truyền đạt chuyên đề: Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới”.

Tại hội nghị, các học viên được các chuyên gia, nhà văn, nhà nghiên cứu có uy tín truyền đạt 6 chuyên đề: Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới”; khái quát tình hình văn học hiện nay; đổi mới hoạt động của Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam và các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trước yêu cầu mới; bàn về nhân vật trung tâm của văn học hiện nay; công tác LLPBVHNT hiện nay, thực trạng và yêu cầu phát triển; công nghiệp văn hóa và vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật trong sự phát triển của công nghiệp văn hóa.

7.JPG
Các học viên được truyền đạt 6 chuyên đề tại hội nghị tập huấn.

Các học viên cũng được đi tham quan thực tế và viết bài thu hoạch về các nội dung được học tập tại hội nghị.

Theo kế hoạch, hội nghị tập huấn sẽ bế mạc vào ngày 25/8/2023.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn là một trong những hình thức để truyền tải thông điệp về di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bằng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai đã tập trung xây dựng các chương trình, tiết mục nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân, đồng thời quảng bá di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Viết cho ngày tình yêu

Viết cho ngày tình yêu

Khi chúng ta yêu, chúng ta có mùa xuân, như đang trở về tuổi thanh xuân. Tình yêu ấy chưa bao giờ cũ đi, chưa bao giờ tàn lụi mà luôn lấp lánh như giọt sương dưới ánh nắng ban mai của mối tình đầu đầy thi vị…

Múa khèn

Múa khèn

Tiếng khèn như gió rừng tạt không dứt
Tiếng khèn như gió núi cuốn chẳng dừng...

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Mùa xuân có nhiều thứ hoa bừng nở. Nhưng đẹp nhất, đặc trưng mùa xuân nhất là hoa mận, hoa đào và hoa lê. Lào Cai quê ta vốn là xứ sở của mận, của đào, của lê, bây giờ càng nhiều. Thường thì cái đẹp thường là của hiếm. Nhưng hoa mận, hoa đào hoa lê quê ta nhiều thêm mà vẫn giữ nguyên giá trị của vẻ đẹp của hoa mùa xuân.

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Chương trình nghệ thuật “Chào Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025” tổ chức vào tối 28/1, tức 29 tháng Chạp tại Quảng trường phố đi bộ, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) đã thực sự trở thành “bữa tiệc” văn hóa với những thanh âm rộn rã, sôi nổi chào Xuân.

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, ai cũng muốn trở về nhà sắm sửa, chuẩn bị Tết, sum họp với gia đình để cùng bước qua năm cũ, đón chào năm mới. Thế nhưng, với ca sỹ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh thì đây lại là thời điểm bận rộn, tất bật với công việc nhất.

fb yt zl tw