100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 10/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính.

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng biểu dương nỗ lực của các bộ, địa phương đã vượt qua khó khăn, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đồng thời ghi nhận vai trò tham gia của các cơ quan thành viên Hội đồng tư vấn kịp thời thông tin các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, TTHC là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai một số nhiệm vụ của bộ, địa phương còn chậm làm ảnh hưởng đến nỗ lực cải cách chung của Chính phủ.

Để khắc phục các hạn chế trên, Phó Thủ tướng đã đưa ra một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Cụ thể, về cải cách các quy định, TTHC, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương tập trung rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ theo Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022, Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, nhận diện và xây dựng danh mục TTHC nội bộ thực hiện tại bộ, địa phương trong văn bản do bộ, cơ quan tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/5/2024 để tổng hợp, gửi các bộ, địa phương công bố, rà soát.

Các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ để cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư và phân cấp giải quyết TTHC nhằm thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Thông tin và Truyền thông ưu tiên rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo danh mục tại Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 5/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp.

Cấu trúc lại quy trình các TTHC, dịch vụ công theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Về cải cách việc thực hiện TTHC, các bộ, ngành, địa phương:

- Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các TTHC theo quy định; 100% hồ sơ TTHC phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; cấu trúc lại quy trình các TTHC, dịch vụ công theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

- Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và đẩy mạnh việc khai thác, tái sử dụng thông tin, dữ liệu số hóa. Kịp thời rà soát, nâng cấp các trang thiết bị đầu cuối tại bộ phận một cửa các cấp đáp ứng yêu cầu số hóa, tái sử dụng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 của Chính phủ.

- Rà soát, nâng cấp các hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng việc kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Định kỳ hằng tháng công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng hoàn thiện, tích hợp, cung cấp nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đối với nhóm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu/bổ sung/tạm vắng/chuyển đi, chuyển đến khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo tiến độ đề ra tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao nâng cấp, hiệu chỉnh Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung để thực hiện đồng bộ tại các Cơ quan đại diện và Bộ Ngoại giao theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 6 năm 2024.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện.

Nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia

Văn phòng Chính phủ khẩn trương nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ và đồng bộ dữ liệu, thanh toán trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương cũng như khả năng trải nghiệm, tương tác với người dùng.

UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện tài liệu mô hình mẫu về bộ phận một cửa; tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính, tối đa hóa phạm vi tiếp nhận TTHC tại 01 địa điểm trên cơ sở ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tính chuyên nghiệp và đề cao trách nhiệm của bộ phận một cửa trong giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC tại các bộ, ngành, địa phương.

Cơ quan thường trực Tổ công tác - Văn phòng Chính phủ có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan thành viên Hội đồng tư vấn gửi Tổ công tác; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý tháo gỡ những vướng mắc, bất cập theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổng hợp những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Tổ trưởng Tổ công tác xem xét chỉ đạo.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw