Hình như người Việt mất thói quen đọc sách?

“Không ít học giả băn khoăn về văn hóa đọc. Có người tỏ ra bi quan. Có người hoàn toàn tuyệt vọng. Hình như người Việt đã mất thói quen đọc sách? Nếu đúng vậy, đó là dấu hiệu kém phát triển của cả một cộng đồng”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa mở đầu cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về văn hoá đọc.

Văn hóa đọc đang có sự lép vế rõ rệt so với văn hóa nghe-nhìn. Sự mai một của thói quen đọc trở nên trong tình trạng báo động. Vì thế, phát động phong trào đọc sách một cách bài bản ở cấp “chiến lược” trở nên cấp bách hơn lúc nào.

Sách nhiều…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

“Tuy nhiên, nếu bảo người Việt không đọc sách, hoặc rất ít người đọc sách thì tôi lại nghi ngờ. Hình như cũng không phải thế. Nếu chẳng còn ai đọc sách nữa thì người ta in sách ra để làm gì? Hãy vào bất kỳ một nhà sách nào cũng thấy rõ. Phải nói là “trên trời, dưới sách”. Không thiếu bất kỳ một chủng loại nào”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận định.

Theo Nhà thơ, một tác phẩm đặc sắc gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng thế giới thì ngay lập tức đã được dịch ở Việt Nam . Có cuốn còn có nhiều bản dịch khác nhau ở nhiều nhà xuất bản. Vì thế, ở Việt Nam hiện nay, ngay cả một người không biết ngoại ngữ, cũng không hề lạc hậu.

Theo thống kê từ Cục Xuất bản, Bộ VHTTDL, hiện nay mỗi năm các nhà xuất bản ở nước ta đã công bố hơn 20.000 đầu sách với khoảng 250 triệu bản in. Như vậy, công chúng không hề thiếu sách, thậm chí có rất nhiều sách để lựa chọn. Tuy nhiên, phần nhiều công chúng hiện nay lại không hứng thú với việc đọc sách, nghiền ngẫm những cuốn sách. Sự phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình đầy hấp dẫn… đã khiến độc giả không còn đủ sự kiên nhẫn để “gối đầu giường” những cuốn sách hay.

Nhưng văn hóa đọc chưa cao

“Ở nước ngoài, nhìn đâu cũng thấy người đọc sách. Người ta đọc sách ở phòng chờ sân bay, trên các bến xe hay trong tầu điện ngầm. Người Việt không có thói quen như thế”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét.

Vấn nạn lớn nhất của nước ta hiện nay vẫn không phải là kinh tế; vấn đề mang tính lâu bền và gốc rễ hơn nhiều lại là văn hóa. Văn hóa mới là cốt lõi của mọi vấn đề. Kinh tế dù rất phức tạp, khó khăn, nhưng cũng dễ giải quyết hơn. Cái khó hơn nhiều là xây dựng một nền văn hóa dân tộc có căn cơ, có chiều sâu.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa dẫn lời GS. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ

Theo ông, trong xã hội, có hai đối tượng cần phải được đọc nhiều thì họ lại đang mất dần thói quen đọc. Đó là các quan chức và học sinh, sinh viên.

“Tôi quan tâm đến các quan chức, bởi họ là những người điều hành cơ quan, điều hành xã hội. Sự tác động của họ vào xã hội rất lớn, bởi thế cần phải có một tầm nhìn cao rộng. Với những nhà lãnh đạo, đọc sách là vi hành để hiểu được lòng dân”.

Còn học sinh, sinh viên là đối tượng lẽ ra cần đọc nhiều nhất thì lại rất thờ ơ với sách. Nhà thơ cho rằng muốn tạo được “văn hóa đọc” phải bắt đầu từ nền giáo dục. “Thường đến 20 tuổi rồi mà không hề biết đến ham thích và không có cái thú đọc sách thì cả đời sẽ khó lòng trở thành người ham đọc và biết đọc sách”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.

Thói quen “máu thịt”

Theo Nhà thơ Trần Đăng Khoa, ngành giáo dục phải có những chiến lược thiết thực để dạy cho trẻ biết yêu sách từ nhỏ, ham đọc sách từ nhỏ. Nhà trường cần có quy định lớp nào thì phải đọc hết những cuốn sách nào, hướng dẫn cách đọc.

“Nên dành thì giờ cho các em đọc sách. Hãy làm cho nhà trường trở thành nơi đầu tiên, cùng với gia đình, tạo cho con người ý niệm về sự cao quý của chữ nghĩa, sách vở, tập thói quen, nhu cầu và niềm say mê đọc”.

Lãnh tụ của giai cấp vô sản V.I. Lênin nói rằng “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Nghệ thuật đọc ở đây chính là biết đọc sao cho hợp lý, khoa học và tích cực nhất (về thời gian, dung lượng và nội dung). Muốn biết đọc trước hết phải ham đọc. Chỉ khi chúng ta coi việc đọc như một say mê tự thân, ta mới dám vượt khó, mới ham đọc và mới hiểu hết những tri thức nằm trong sách vở.

Thế hệ trẻ hiện nay bị văn hóa nghe-nhìn, nặng về thông tin và giải trí, lôi cuốn mạnh hơn là văn hóa đọc trong khi văn hóa đọc nặng về tính giáo dục và bồi dưỡng tri thức. Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định, nếu không tạo cho mình một thói quen “máu thịt” với việc đọc thì chẳng chóng thì chầy, ta cũng sẽ mải mê với những ham thích khác mà bỏ qua việc đọc.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét, tại những quốc gia tiên tiến và có một nền giáo dục lành mạnh, văn hóa đọc bao giờ cũng có một vị trí xứng đáng. Theo ông, nền giáo dục ở Phần Lan hiện nay được công nhận là chuẩn mực vào bậc nhất thế giới và khi một đứa bé vừa được sinh ra ở đất nước đó thì quà tặng đầu tiên dành cho nó là một giỏ sách.

Đọc là một bộ phận của văn hóa. Vì vậy đọc trở thành một hoạt động văn hóa của con người. Thông qua văn hóa đọc sẽ hình thành nên tâm hồn, nhân cách, lối sống, bồi dưỡng, phát triển trí tuệ của từng con người. Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: “Trí tuệ của loài người nằm hết ở trong sách”.

Không chỉ dừng lại như vậy, văn hóa đọc còn mang ý nghĩa lớn là góp phần đắc lực nâng cao dân trí đất nước. Chính vì lẽ đó, xây dựng và phát triển văn hóa đọc phải mang tầm chiến lược quốc gia. Một đất nước có nền văn hóa đọc, toàn dân yêu sách, ham thích đọc sách, chắc chắn là một đất nước văn minh và phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw