Cần hài hòa giữa lợi ích nông dân và doanh nghiệp

Bài 1: Vùng chè trước ngày “sốt” giá

LCĐT - Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Mường Khương có thêm nhà máy chế biến chè của Hợp tác xã chè Mường Khương đặt tại xã Lùng Vai đi vào hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người trồng chè địa phương có thêm lựa chọn nơi bán chè búp tươi và việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn.

Bài 1: Vùng chè trước ngày “sốt” giá ảnh 1
Vùng chè nguyên liệu ở xã Lùng Vai.

Theo lẽ tự nhiên, người trồng sẽ bán chè búp tươi cho đơn vị có giá thu mua cao hơn, nhưng điều này lại khiến một số doanh nghiệp chế biến chè truyền thống trên địa bàn lo ngại bị ảnh hưởng nguồn cung nên đã có những phản ứng gay gắt để giữ thị phần. Từ đây, bài toán đặt ra là cần tái cơ cấu vùng nguyên liệu chè Mường Khương để phá thế độc quyền trong thu mua, giúp ngành chè phát triển bền vững.

Từ năm 2000, tại huyện Mường Khương, vùng trồng chè nguyên liệu ở các xã Bản Lầu, Bản Sen, Lùng Vai, Thanh Bình, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin… được xây dựng gắn với hoạt động của Nông trường Chè Thanh Bình. Nông trường đã xây dựng và thực hiện dự án phát triển vùng nguyên liệu chè theo chủ trương của tỉnh như: Quyết định số 1661 ngày 29/10/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Dự án phát triển vùng nguyên liệu chè tập trung giai đoạn 1999 - 2010; Quyết định số 1338 ngày 10/6/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc mở rộng vùng chè tập trung lên 4 xã vùng cao của huyện Mường Khương giai đoạn 2002 - 2010…

Trong suốt 20 năm qua, vùng trồng chè nguyên liệu ở các xã khu vực hạ huyện của Mường Khương đã phát triển ổn định, tăng quy mô cả về diện tích, năng suất và sản lượng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động nông thôn. Năm 2000, huyện chỉ có 102,5 ha chè nhưng đến năm 2020 đã tăng lên gần 3.000 ha.

Cùng với sự phát triển của vùng trồng chè nguyên liệu, trên địa bàn huyện có một số cơ sở chế biến cũng được xây dựng, góp phần tiêu thụ chè búp tươi cho người dân, trong đó có nhà máy chế biến của Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình.

Những năm trước, việc mua bán chè diễn ra dưới sự chủ trì của Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình với những quy định được đơn vị đề ra, sau đó thỏa thuận với người trồng chè về cách thức thu hái, giá mua, cách trừ phần trăm tích nước của búp chè và phân loại chè… Đến giữa tháng 4/2021, nhà máy chế biến chè của Hợp tác xã chè Mường Khương (công suất 950 tấn chè khô/năm) xây dựng tại xã Lùng Vai đi vào hoạt động, cuộc cạnh tranh nguyên liệu chè búp tươi đầu vào cho các nhà máy trên địa bàn huyện Mường Khương vì thế nóng dần.

Cũng từ đây xuất hiện những vấn đề gây tranh cãi như: Doanh nghiệp nào có quyền liên kết với người dân ở vùng nguyên liệu chè truyền thống thuộc 6 xã hạ huyện? Đơn vị nào được quyền thu mua chè búp tươi của các hộ? Cơ chế nào được triển khai để người dân yên tâm trồng chè? Và sau nhiều năm, giờ người trồng chè đã có quyền lựa chọn bán cho ai, bán với giá bao nhiêu và hợp tác lâu dài với doanh nghiệp nào…

Theo ông Trương Văn Kiều, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình, vai trò của đơn vị với sự phát triển của vùng chè Mường Khương đã được duy trì liên tục nhiều năm, thể hiện qua sự liên kết trồng, chăm sóc, quản lý về kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với các hộ trồng chè.

Cụ thể, đối với các hộ trồng chè, nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình hỗ trợ kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, sử dụng vật tư, phân bón tạo nên vùng chè sạch, cùng với đó bao tiêu sản phẩm cho người dân. Công ty cũng định hướng cho hộ trồng chè bắt kịp xu thế sản xuất chè chất lượng cao, quản lý về tổ chức sản xuất theo mô hình cụm (đội) sản xuất chè mà công ty xây dựng… Vì thế, vùng nguyên liệu này thuộc về Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình.

Bài 1: Vùng chè trước ngày “sốt” giá ảnh 2
Trước đây, người trồng chè chủ yếu bán chè búp tươi cho Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình.

Còn theo phản ánh của nhiều hộ trồng chè ở các xã Bản Lầu, Lùng Vai, Thanh Bình thì những năm trước, việc thu hái và bán chè búp tươi hoàn toàn phụ thuộc vào phía doanh nghiệp, thậm chí hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm cũng do doanh nghiệp soạn thảo, sau đó yêu cầu người dân ký, một số hộ còn không được giữ hợp đồng.

Ông Hoàng Văn Lợi (thôn Đồng Căm, xã Lùng Vai) cho biết: Khi có thêm một nhà máy đi vào hoạt động, người trồng chè như tôi rất vui vì không còn phải lo đầu ra cho sản phẩm, giá thu mua có sự cạnh tranh, chè búp tươi không bị ế hoặc quá lứa phải bỏ đi như trước.

Từ thực tế việc liên kết trồng, chăm sóc, thu mua chè nguyên liệu trên địa bàn huyện Mường Khương cũng đặt nhiều câu hỏi: Liệu việc thu mua chè búp tươi của doanh nghiệp (chủ yếu là Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình) đã được thực hiện theo cơ chế thị trường? Có hay không việc ép giá theo kiểu độc quyền trong thu mua? Bởi, khi bán 100 kg chè thì người dân bị trừ phần trăm tích nước, trong đó phân loại là 3 mức giá khác nhau nên mới có chuyện chè bán 7.500 đồng/kg nhưng thực tế tiền thu về bình quân chỉ ở mức 5.000 - 5.500 đồng/kg.

Theo ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương, không thể phủ nhận sự đồng hành, gắn bó và vai trò của Nông trường Chè Thanh Bình trước đây và Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình hiện nay với sự phát triển vùng nguyên liệu chè ở Mường Khương. Tuy nhiên, nếu khẳng định vùng nguyên liệu này do công ty xây dựng và thuộc quyền quản lý của công ty là không phù hợp. Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển vùng nguyên liệu chè Mường Khương chỉ thể hiện trong thời gian doanh nghiệp còn là nông trường quốc doanh, còn trong những năm gần đây, vùng chè do người dân phát triển và được Nhà nước hỗ trợ qua lồng ghép các chính sách tại địa phương, vì vậy vùng chè Mường Khương là của người dân.

Sau nhiều năm mong chờ, giờ đây các hộ trồng chè ở các xã vùng hạ huyện Mường Khương đã thấy tự tin. Người dân làm việc với tâm thế mới bởi họ được chủ động trong tất cả các khâu thuộc phần việc của mình. Vì thế, doanh nghiệp nào muốn được thu mua chè búp tươi của người dân thì hãy tìm tiếng nói chung về cách làm và có sự chia sẻ lợi nhuận hợp lý, còn người dân sẽ hợp tác với doanh nghiệp nào giữ chữ tín và trân trọng sức lao động của họ.

-------------

Bài 2: Có hay không việc tranh mua, tranh bán?

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

fb yt zl tw