Ý nghĩa của tục lệ tảo mộ ngày cận Tết đối với người Việt

Theo phong tục của người Việt, dù ở đâu của mọi miền Tổ quốc nhưng mỗi khi Tết đến xuân về, các gia đình đi tảo mộ để tỏ lòng kính hiếu và tưởng nhớ về bố mẹ, ông bà, tổ tiên.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Truyền thống của dân tộc Việt Nam là luôn hướng về cội nguồn. Vì thế, mỗi khi đến Tết Nguyên đán, các con cháu đều thắp hương thờ cúng, tảo mộ để mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết và cầu mong luôn phù hộ cho con cháu có một năm khỏe mạnh, bình an.

Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức, thị trường hàng mã, trái cây hiện nay đang rất nhộn nhịp. Đây là thời điểm cận Tết, mọi gia đình không chỉ chuẩn bị đồ Tết, mà còn chuẩn bị các đồ cúng ông Công ông Táo và đi tảo mộ, thắp hương để tưởng nhớ, cũng như mời ông bà, cha mẹ, tổ tiên, những người thân đã mất cùng về đón Tết Nguyên đán 2024. Thông thường, các gia đình đi tảo mộ từ ngày 10 đến 30 tháng Chạp hàng năm.

Theo Nhà văn, Nhà giáo Ưu tú Lê Đức Hân, Chủ tịch Hội Kiều học TP Hồ Chí Minh (nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du) tục lệ tảo mộ dịp Tết là truyền thống bao đời nay, có ý nghĩa rất lớn, thể hiện tinh thần tôn thờ, kính yêu, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đây cũng là dịp răn dạy mỗi người phải nhìn lại đạo đức của chính mình, nhắc nhở người lớn hãy luôn sống tốt với mọi người, với cha mẹ của mình.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, người Việt vốn quan niệm “sống cái nhà, chết cái mồ”. Những ngày cuối năm, gia đình nào cũng lo dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa cho gọn gàng; kể cả các phần mộ của ông bà, tổ tiên cũng phải được sửa sang, tu bổ.

Gia đình nào cũng phải bố trí làm sao để trước chiều 30 Tết, công việc tảo mộ phải xong xuôi mới về để đón giao thừa tại nhà. Cận giao thừa mà việc tảo mộ chưa xong, thì con cháu còn bộn bề trong lòng, chưa thấy an yên.

Tục lệ tảo mộ ngày Tết thể hiện tinh thần tôn thờ, kính yêu, kính hiếu với ông bà, cha mẹ.

Bên nén nhang thơm, bánh trái, hoa quả... các thành viên trong gia đình cùng mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Theo những người già đi trước, nhịp sống dù có hiện đại đến đâu thì có những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng không nên, không được phép mai một.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau "hiện tượng mạng" Thích Minh Tuệ

Đằng sau "hiện tượng mạng" Thích Minh Tuệ

Từ một người vô danh tự nhận đang "tập học” theo lời Phật dạy và đầu trần, chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, Thích Minh Tuệ được các youtuber, tiktoker, facebooker… thổi lên thành “hiện tượng mạng”. Đằng sau câu chuyện này là gì?

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc, bình an là những "viên gạch" xây nên xã hội, quốc gia phát triển, hùng cường. Ở vùng cao Lào Cai, dẫu cuộc sống còn nhiều gian khó, nhưng trong mỗi nếp nhà, trên ngọn núi, lưng đồi luôn ngập tràn những tiếng cười hạnh phúc.

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

fb yt zl tw