Xưởng sửa xe đặc biệt mang tên "yêu thương"

Thấu hiểu khó khăn của những người bị khuyết tật trong việc đi lại, thầy và trò trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã mở xưởng sửa xe lăn miễn phí.

Trưa đầu tuần, tranh thủ giờ nghỉ, các sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng tỉ mỉ sửa chữa những chiếc xe lăn cho người khuyết tật. Đây là những chiếc xe lăn được các sinh viên nhận từ những người khuyết tật về để sửa chữa miễn phí cho họ.

Xưởng sửa xe đặc biệt mang tên "yêu thương" ảnh 1
“Xưởng sửa xe” đặc biệt giúp người khuyết tật tại trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng.

“Xưởng sửa xe” đặc biệt giúp người khuyết tật, được thầy và trò Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng mở ngay tại trường với tên gọi “cộng đồng xe lăn yêu thương”. Bên cạnh sửa xe giúp người khuyết tật, nhà trường còn làm mới và trao tặng những chiếc xe lăn cho những người khuyết tật.

Cẩn thận kiểm tra từng chi tiết cho chiếc xe lăn của một người dân đưa đến sửa, sinh viên Lê Văn Dương (học năm 3 ngành công nghệ ô tô - Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng) chia sẻ, em tham gia công việc sửa chữa xe lăn được gần 1 năm.

“Trước đây, thời gian rảnh rỗi em đi làm thêm, nhưng từ khi trường tổ chức mô hình này em thấy ý nghĩa nên cùng với một số bạn trong lớp sắp xếp thời gian để sửa xe lăn giúp các cô, chú khuyết tật. Với những chiếc xe lăn hư hỏng nhẹ, em mất tầm 1 buổi là sửa xong, còn xe hỏng nặng mất tầm 2 đến 3 ngày”, Dương cho hay.

Kiểm tra lại chiếc xe lăn vừa sửa xong trước khi bàn giao, Nguyễn Hồng Quân (sinh viên năm 3) kể, ngay từ khi có dự án của trường Quân đã xung phong vào đội sửa chữa.

Sinh viên Nguyễn Hồng Quân sửa lại chiếc xe lăn bị hư của người khuyết tật mang đến.
Sinh viên Nguyễn Hồng Quân sửa lại chiếc xe lăn bị hư của người khuyết tật mang đến.

Ban đầu, Quân mày mò học sửa phụ theo thầy giáo và các anh khóa trên. Sau 1 năm, Quân có thể thành thạo “tay nghề” sửa xe lăn.

“Mỗi chiếc xe khi sửa xong bàn giao cho các cô, chú khuyết tật, em vui và hạnh phúc lắm vì bản thân làm được việc ý nghĩa, chia sẻ phần nào gánh nặng với các cô, chú…", Quân thổ lộ.

Bị khuyết tật chân, chị N.T.H (ngụ quận Sơn Trà) cho biết, sau một thời gian sử dụng, chiếc xe lăn của chị hư hỏng nặng. Lo lắng khi chưa tìm được chỗ sửa, chị H. may mắn được người quen giới thiệu đến xưởng sửa xe lăn đặc biệt của Đoàn Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng.

“Phương tiện thay đôi chân tôi bị hư nếu mua mới thì không có tiền, còn sửa chi phí cao lắm. Đem đến trường được sửa, tân trang lại như xe mới tôi mừng lắm. Mô hình của nhà trường rất hữu ích đối với người khuyết tật...”, chị Hồng nói.

Anh Lê Thanh Ngà – Phó Bí thư Đoàn thanh niên Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng cho biết, “xe lăn yêu thương” là một chương trình ý nghĩa và thiết thực giúp người khuyết tật. Hoạt động từ tháng 6/2022, đến nay xưởng có khoảng 20 sinh viên tham gia.

Những chiếc xe lăn được sửa miễn phí giúp người khuyết tập giảm bớt gánh nặng chi phí.
Những chiếc xe lăn được sửa miễn phí giúp người khuyết tập giảm bớt gánh nặng chi phí.

“Điều khó nhất trong việc sửa chữa xe lăn là phụ tùng thay thế. Nhất là các loại xe mới sau này rất khó kiếm trên thị trường. Các em phải chế lại từ những vật liệu, linh kiện có sẵn trong xưởng. Đặc biệt, có trường hợp khuyết tật cả tay, chân, dùng xe lăn khó khăn, các em sáng chế thêm bộ điều khiển và chế thành xe tự động để họ dễ sử dụng hơn”, anh Ngà cho hay.

Theo anh Ngà, chi phí sửa chữa cho mỗi chiếc xe lăn tốn khoảng vài trăm ngàn đồng, còn chi phí mua chiếc xe lăn mới tốn khoảng vài triệu đồng. Chính vì thế, mô hình sửa chữa xe lăn miễn phí cho người khuyết tật sẽ giúp đỡ một phần gánh nặng cho người khuyết tật, nhất là những người khó khăn.

Thầy Hồ Viết Hà - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng chia sẻ, hiện trên địa bàn thành phố và cả nước, những điểm sửa chữa xe lăn cho người khuyết tật hầu như rất ít. Người khuyết tật nghèo khó không dễ để sắm cho mình một chiếc xe lăn mới. Chính vì vậy, trường đã phát động các sinh viên và Đoàn thanh niên làm dự án sửa chữa xe lăn. 

"Việc sửa chữa xe lăn sẽ giúp các sinh viên tăng thêm kỹ năng sáng tạo. Mục tiêu của nhà trường là hướng đến tính cộng đồng, xây dựng cho các em lòng yêu thương giữa con người với nhau. Luôn nghĩ đến những người yếu thế trong xã hội để giúp đỡ họ hoà nhập với cuộc sống”, thầy Hà chia sẻ.

Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Tái tạo toàn bộ xương ức và các xương sườn lân cận bằng công nghệ in 3D là một thành tựu mới của các nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City, ghi dấu ấn là bệnh viện đầu tiên tại Đông Nam Á ứng dụng công nghệ in 3D vật liệu Titan cho các bệnh nhân tim phổi phải sử dụng xương nhân tạo.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

fbytzltw