Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

7458.jpg
Công tác vận chuyển hàng cứu trợ từ điểm tiếp nhận đến tay người dân bị thiệt hại vẫn đang được các địa phương tiếp tục thực hiện khẩn trương.

Hơn 1 tuần sau khi xảy ra mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, chúng tôi có mặt tại điểm tiếp nhận hàng cứu trợ của huyện Bảo Yên. Ở đây vẫn còn một lượng lớn hàng hóa, nhu yếu phẩm tiếp tục được chuyển đến tay những người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng. Phía bên ngoài, những chiếc xe chở hàng cứu trợ vẫn vào - ra khá tấp nập. Mặc dù ở điểm tiếp nhận hàng cứu trợ này không cấp phát hàng nhỏ lẻ cho hộ dân, nhưng vẫn có nhiều người đến xin hàng cứu trợ. Đáng buồn thay, có một số người trong đó lại lợi dụng tấm lòng hảo tâm để xin hàng nhiều lần. Cách làm của họ là đến gặp trực tiếp những người đi làm từ thiện ngoài ô tô chờ chuyển hàng cho bộ phận tiếp nhận, trình bày hoàn cảnh, thiệt hại để các nhà hảo tâm đồng cảm, chia sẻ và phát hàng cứu trợ.

117.jpg
Có hiện tượng một số người dân tập trung bên ngoài điểm tiếp nhận hàng cứu trợ của huyện Bảo Yên để trực tiếp xin hàng cứu trợ nhiều lần từ các nhà hảo tâm.

Một người thuộc lực lượng an ninh cơ sở ở thị trấn Phố Ràng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại điểm tiếp nhận hàng cứu trợ của huyện Bảo Yên nhiều ngày qua cho biết: Dù biết có tình trạng này, nhưng vì họ đến xin trực tiếp tại các xe chở hàng cứu trợ nên các lực lượng cũng không thể ngăn chặn. Việc các nhà hảo tâm hỗ trợ là quyền của họ, nhưng như vậy vô tình làm "hư" người khác.

7450.jpg
Hàng cứu trợ tại điểm tiếp nhận của huyện Bảo Yên bị hết hạn sử dụng phải loại bỏ.
7453.jpg

Kiểm tra hạn sử dụng và loại bỏ hàng đã bị hỏng.

Bên trong khu vực chứa hàng cứu trợ, các lực lượng phải bóc từng thùng bánh kiểm tra hạn sử dụng, nếu quá hạn sẽ được loại bỏ để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Ông Đoàn Xuân Hưng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Vận động cứu trợ huyện Bảo Yên kể rằng, một số lô hàng như sữa, bánh ngọt ngày nhà hảo tâm chuyển đến cũng là ngày hết hạn sử dụng nên đành bỏ.

z5826022878684_5293b142bc68e4818f1a3de2ad8ea447.jpg
Những phần quà ý nghĩa chuyển đến tay những người bị thiệt hại giúp họ vượt qua những khó khăn ban đầu.

Riêng việc cấp phát hàng cứu trợ, quan điểm chỉ đạo của huyện là cấp phát theo đầu mối, huyện chuyển xuống xã, xã có trách nhiệm phân bổ phù hợp cho từng thôn, từng hộ dân đảm bảo công bằng, người thiệt hại nhiều được hỗ trợ nhiều hơn. Hàng hóa sau khi tiếp nhận được nhanh chóng cấp phát ngay đến tay người dân, nhất là những loại hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn.

Ông Hưng cũng thừa nhận, có việc một số người dân lợi dụng tình cảm của các nhà hảo tâm đến xin hàng nhiều lần, với số hàng này về dùng vài tháng không hết. Mặt khác, do một số nhà hảo tâm đến làm từ thiện, cứu trợ không thông qua chính quyền, ban vận động cứu trợ của địa phương, tự ý đến thẳng những nơi bị thiệt hại cấp phát trực tiếp cho người dân nên nhiều khi không đảm bảo đúng đối tượng. Ngoài ra, khi các nhà hảo tâm tự ý đến nơi xảy ra lũ lụt còn tiềm ẩn những nguy hiểm do không thông thuộc địa hình, đường sá.

Các tổ chức, nhà hảo tâm khi đến làm từ thiện nên liên hệ trước với địa phương để biết nhu cầu của người dân, họ cần gì, thiếu gì, lựa chọn loại hàng hóa hỗ trợ cho phù hợp, tránh tình trạng cái cần thì không có, cái có thì nhu cầu ít dẫn đến lãng phí nguồn lực; có sự liên hệ để được hướng dẫn về địa điểm, phối hợp thực hiện, đảm bảo đúng đối tượng, tránh bị lợi dụng và hàng hóa hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, còn thời hạn sử dụng.

Ông Đoàn Xuân Hưng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Vận động cứu trợ huyện Bảo Yên.

114.jpg
Những tình cảm, sự hỗ trợ trúng và đúng với nhu cầu của người bị thiệt hại mong muốn, hiệu quả sẽ được nhân lên gấp bội.

Trao đổi với phóng viên, ông Giàng Sín Chớ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Si Ma Cai bày tỏ quan điểm đồng tình việc các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đến làm từ thiện, cứu trợ cần liên hệ với địa phương để nắm được nhu cầu của người dân, có sự phối hợp chặt chẽ mới phát huy hiệu quả.

Ông Chớ cho biết, hiện tại hàng cứu trợ dồi dào về số lượng, nhưng phần lớn là mỳ tôm, nước uống và các loại bánh, kẹo, sữa. Những loại hàng hóa này rất cần thiết ngay tại thời điểm thiên tai, tuy nhiên sau đó người dân sẽ cần gạo, mắm, muối; vật liệu xây dựng, dụng cụ sản xuất, vở viết, bút cho học sinh và kinh phí để tái thiết cuộc sống.

7471.jpg
Lượng hàng hóa cứu trợ cho người dân tỉnh Lào Cai khá dồi dào.

Tính đến ngày 15/9, huyện Si Ma Cai đã tiếp nhận hơn 60 tấn nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người dân.

Hiện nay toàn huyện Si Ma Cai vẫn còn gần 600 hộ dân rất khó khăn về nhà ở do bị sập, lún, đặc biệt có 86 ngôi nhà bị vùi lấp hoàn toàn; nhiều tuyến đường giao thông, công trình, trường học, trạm y tế bị hư hỏng nặng nề. Nhân dân đang rất cần kinh phí, vật liệu để sửa chữa và xây mới nhà ở.

z5835255478597_9e3123e5a06b84060efa0d2c1b9ca976.jpg
z5834920851068_85d30b17c8b8bc76bf16cf17b760521e.jpg
z5833180213991_94f1d9ee6abb003bb9d1cf0aaa220c42.jpg
z5831822079421_482d9ca1784dbeb604e343445b3227d8.jpg
Các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai đều công bố công khai nhu cầu hỗ trợ, địa chỉ và số điện thoại tiếp nhận để các nhà hảo tâm liên hệ.

Sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm dành cho người dân vùng lũ tỉnh Lào Cai đã và đang tạo động lực lớn để những hộ bị thiệt hại vượt qua khó khăn ban đầu, sớm ổn định tình hình và bắt tay tái thiết cuộc sống. Để hoạt động này càng trở nên ý nghĩa hơn thì công tác cứu trợ, từ thiện rất cần thiết, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và các nhà hảo tâm; mặt khác, các nhà hảo tâm cũng cần có sự tin tưởng và phối hợp chặt chẽ với MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai để công tác thiện nguyện đến đúng địa chỉ. Có như vậy nguồn lực mới được phát huy hiệu quả, không bị lãng phí và tránh được những hiện tượng như đã nêu ở trên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa thu hoạch… củi

Mùa thu hoạch… củi

Sau mỗi trận lũ, nguồn củi từ thượng nguồn đổ về nằm ngổn ngang trên các bãi bồi ven bờ sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận huyện Bát Xát. Đây là nguồn nhiên liệu đốt thông dụng, tiện lợi, giúp người dân tiết giảm chi phí sinh hoạt.

Ngổn ngang lan can bờ kè sông Hồng

Ngổn ngang lan can bờ kè sông Hồng

Gần 1 tháng sau khi bị ảnh hưởng của lũ trên sông Hồng, các khu dân cư ven sông đã được dọn sạch môi trường, tuy nhiên phần lan can bờ kè sông Hồng trên đường An Dương Vương, thành phố Lào Cai vẫn còn ngổn ngang.

fbytzltw