Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xúc tiến thương mại (XTTM) và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc (Vùng) là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tăng cường công tác XTTM, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm của Vùng. Từ đó hỗ trợ các DN khai thác có hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

Lào Cai nỗ lực đầu tư về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và Khu kinh tế cửa khẩu.

Với vị trí là cửa ngõ, cầu nối giao thương kinh tế quốc tế, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đầu tư về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và Khu kinh tế cửa khẩu, đến nay cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai cho biết, tăng lực kết nối giao thương, phát triển kinh tế cửa khẩu của Lào Cai đã và đang có những thành công nhất định.

“Lào Cai đã thu hút xuất khẩu được lượng lớn các loại nông sản, trái cây chủ lực; dịch vụ xuất nhập khẩu phát triển đa dạng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước, đối tác lớn giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các chuỗi cung ứng quốc tế bị đứt gãy làm gián đoạn giao thương, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu của Lào Cai”, ông Khánh nêu.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả và có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng theo ông Bùi Huy Sơn, Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Công Thương), liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương trong Vùng còn rời rạc. Nhiều tỉnh trong Vùng nằm sát biên giới vừa là điều kiện để phát triển, nhưng cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài như buôn lậu, gian lận thương mại và các tác động trái chiều của hoạt động kinh tế cửa khẩu. “Kết cấu hạ tầng thương mại trong Vùng chậm phát triển. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại phát triển không đồng đều, chủ yếu phát triển tại các địa phương có kinh tế phát triển”, ông Sơn nhận xét.

Nhiều nông sản của vùng Trung du và miền núi phía Bắc được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Có thể nhận thấy trong những năm qua, các loại cây ăn quả của Vùng được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đã nhận được sự ưa chuộng của người tiêu dùng nước ngoài và hiện đang giữ thị phần lớn tại các thị trường khu vực châu Á - châu Phi.

Từ những thế mạnh này, ông Đỗ Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) đề nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thương hiệu đặc trưng cho các sản phẩm có thế mạnh, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương tổ chức cho các DN tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài.

“Với thị trường truyền thống Trung Quốc, đề nghị các địa phương tổ chức định kỳ hàng năm hoạt động XTTM các sản phẩm có thế mạnh tại những tỉnh, thành còn nhiều dư địa như Bắc Kinh, Hà Bắc, Hồ Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên…. Đồng thời nghiên cứu khả năng hợp tác với các DN nước ngoài trong khâu cải tiến mẫu mã, đóng gói sản phẩm phù hợp với tiêu chí các thị trường”, ông Hưng định hướng.

Hướng mục tiêu xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thành trung tâm logistics hiện đại, đúng tầm là trung tâm kết nối giao thương, khu trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh cho biết, Lào Cai sẽ tập trung hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết, xây dựng hạ tầng các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại.

“Tỉnh phối hợp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các Bộ, ngành Trung ương tích cực nghiên cứu và xây dựng các khu cửa khẩu, khu công nghiệp, các mô hình hợp tác kinh tế qua biên giới, mậu dịch tự do. Lào cai công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các DN; tạo quỹ đất sạch để thu hút sản xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghệ thông minh. Đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện; duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động XTTM, đầu tư và du lịch”, ông Khánh đưa giải pháp.

Các địa phương trong Vùng cần đẩy mạnh liên kết chặt chẽ đưa các sản phẩm thế mạnh tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

Để hỗ trợ, thúc đẩy Vùng có sự chuyển mình khởi sắc trong hoạt động XTTM, phát triển xuất nhập khẩu mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đề nghị các địa phương trong Vùng cần đẩy mạnh liên kết chặt chẽ, để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

“Các địa phương, DN trong Vùng cũng cần kịp thời cập nhật thông tin về thị trường nước ngoài để nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, từ đó điều chỉnh sản phẩm phù hợp và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Các DN phải nâng cao năng lực để ra sân chơi lớn, bằng việc kết nối với hệ thống bán lẻ của nước ngoài để đưa sản phẩm của địa phương vào siêu thị”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw