Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ Nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh 'Thương lắm, đồng bào tôi…' của họa sĩ Lê Sa Long.

1.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên Nhân dân vùng lụt bão.

Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi..." do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10 - 14/9/2024.

2.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới hiện trường vụ sạt lở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lũ.

Họa sĩ dành thời gian mỗi ngày theo dõi tin tức thiên tai qua báo đài. Điều thôi thúc anh quyết định vẽ bộ tranh là sau khi xem bản tin thời sự về trận lũ quét với những hậu quả kinh hoàng.

11111.png

"Nhà em đâu? Cha mẹ em đâu rồi?" là tác phẩm họa sĩ đặc biệt tâm đắc trong bộ tranh. Hình ảnh cô gái cõng em đi chơi, khi trở về thấy cả làng tan hoang, cha mẹ cũng mất gây xúc động mạnh. Lê Sa Long vẽ liên tục trong 10 tiếng, sau khi liên tưởng đến câu chuyện tang thương ngoài đời.

4.jpg

Chân dung Giáo sư Lê Ngọc Thạch gửi sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc được tái hiện qua ngòi cọ. Nghĩa cử cao đẹp của ông khiến nhiều người cảm phục vì tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc của dân tộc Việt Nam. Lê Sa Long cho biết sẽ mang tranh đến tận nhà vị giáo sư để gửi tặng ông thay lời tri ân.

5.jpg

Chiến sĩ bộ đội giúp dân sơ tán, thời điểm bão lũ tràn về dữ dội. Đa số các tranh được vẽ theo hình thức ký họa. Họa sĩ nói anh không sao chép y nguyên ảnh gốc, mà cố gắng thổi hồn, tình cảm để tạo tính mỹ cảm cho mỗi tác phẩm.

6.jpg

Bộ Quốc phòng điều máy bay chuyển hàng hóa cứu trợ tới Cao Bằng. Hàng hóa được tổ bay mang theo để cứu trợ bà con vùng lũ gồm lương khô, sữa, mì ăn liền… Họa sĩ sử dụng gam màu vừa phải, với sắc xanh đặc trưng của áo lính.

7.jpg

Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi, Trường THCS Kiến Thiết (Quận 3, TPHCM) dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để ủng hộ đồng bào miền Bắc. Họa sĩ muốn nhấn mạnh trong cơn nguy khốn, tinh thần "nhường cơm sẻ áo", đoàn kết của người Việt khiến bạn bè quốc tế thán phục.

122.png

Tác phẩm "Nước sông Hồng dâng cao chưa từng có, Hà Nội báo động đỏ" được vẽ hôm 10/9 - ghi nhận chuỗi ngày người dân Thủ đô bắt đầu vật lộn với trận ngập lụt chưa từng có suốt 20 năm qua.

9.jpg

Anh Nathan Keers (quốc tịch Anh) dùng thuyền phát cơm cho người dân bị cô lập do lũ ở Thái Nguyên. Những ngày qua, cả nước hướng về đồng bào vùng lũ với nhiều đoàn thiện nguyện đóng góp tiền bạc, nhu yếu phẩm và về tận nơi cứu trợ.

10.jpg

Cháu bé được cứu, đưa ra khỏi đống đổ nát do sạt lở núi ở Lào Cai tái hiện qua tranh vẽ. Các tác phẩm gần gũi, chân thật, phản ánh tính thực tế.

11.jpg

Bộ đội giúp dân ổn định cuộc sống sau bão lũ. Họa sĩ dự định vẽ thêm vài bức để ghi lại trọn vẹn các khoảnh khắc cơn bão lũ, nhằm hoàn thiện bộ tranh cho đợt triển lãm sắp tới.

12.jpg

Người dân ngụp lặn, tìm cách sinh tồn trong bão lũ. “Dù bất cứ ai cũng phải có trách nhiệm với xã hội và đời sống dân tộc. Là một họa sĩ, tôi muốn thể hiện góc nhìn của mình và hy vọng các bức tranh sẽ góp một phần tiền giúp đồng bào”, Lê Sa Long chia sẻ với VietNamNet.

13.jpg

Lê Sa Long dự định sẽ tổ chức triển lãm bộ tranh này cùng bộ "Sài Gòn những ngày giãn cách". Tất cả thể hiện nỗi đau mất mát của người Việt và tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực vượt khó của đồng bào. Tiền bán được từ tranh, họa sĩ sẽ đóng góp hỗ trợ bà con miền Bắc.

14.jpg

Lê Sa Long tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TPHCM, từng đoạt Giải Nhất "Chân dung ký họa màu nước" năm 1999 do Hội Mỹ thuật TPHCM đồng tổ chức. Năm 2018, Lê Sa Long đoạt Giải Nhì vẽ về đất nước, con người Rumani do Lãnh sự quán Rumani tại TPHCM tổ chức. Năm 2021, họa sĩ gây chú ý với loạt tranh về tình người trong đại dịch. Một số bộ tranh nổi tiếng của anh như: Tranh và ký họa những câu chuyện về bánh mì Sài Gòn, tình người Sài Gòn; bộ tranh "Khẩu trang và người nổi tiếng"; bộ tranh tưởng nhớ 56 nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội…

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw