Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn.

Thái Lan đứng Top đầu nhập khẩu rau quả Việt Nam tại ASEAN

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả đạt 325,7 triệu USD, mặc dù tăng nhẹ 1,4% so với mức 321 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023 nhưng giảm tới 33% so với kết quả ghi nhận trong tháng 1/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 561,6 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 297,7 triệu USD rau quả sang thị trường ASEAN, trong đó, tập trung vào 4 thị trường chính là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Lào

Trong tháng 2/2024, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, tăng trưởng 8,4%, góp phần đưa kim ngạch thu được từ thị trường này lên mức 195 triệu USD. Với kết quả này, Trung Quốc chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng.

Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu rau quả sang 28 thị trường khác. Trong đó, thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam trong tháng là Hàn Quốc với 19,2 triệu USD, tăng 13,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Kế đến là Mỹ với 17,1 triệu USD, giảm 8,8%; Nhật Bản đạt 10,19 triệu USD, giảm 14,9%...

Tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang 6 thị trường thuộc khối ASEAN với tổng trị giá 19,31 triệu USD, giảm 13% so với mức 22,2 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 9,82 triệu USD, tương ứng chiếm 50,8% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang khối ASEAN.

Malaysia là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai trong khối với 4,11 triệu USD; kế đến là Singapore với 2,75 triệu USD; Campuchia với 1,19 triệu USD; Lào với 1,09 triệu USD và Indonesia với 0,35 triệu USD.

Trong khối ASEAN, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Thái Lan ghi nhận tăng 18,7%, sang Campuchia tăng 22,6%. Ngược lại, trị giá xuất khẩu rau quả sang Lào giảm tới 67%, sang Indonesia giảm 44% và Malaysia giảm 30% so với cùng kỳ.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 297,7 triệu USD rau quả sang ASEAN, tập trung vào 4 thị trường chính là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Lào. Đây là thị trường gần, Việt Nam có lợi thế về chi phí logistics và thuế suất nhập khẩu chỉ từ 0 - 5% trong khi một số thị trường khác áp dụng mức thuế 30 - 40%.

Ngoài ra, thị trường ASEAN cũng không đòi hỏi cao về điều kiện kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, phù hợp để doanh nghiệp thử nghiệm xuất khẩu trước khi mở rộng ra các thị trường xa hơn.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, con số xuất khẩu này còn khiêm tốn so với thị trường ASEAN đang có hơn 690 triệu dân, lẽ ra kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường nội khối phải được tính bằng giá trị tỷ USD.

Mở rộng cơ hội xuất khẩu liệu có dễ?

Thái Lan hiện là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, và cho phép nhập khẩu 5 loại trái cây tươi từ Việt Nam và đang xem xét một số loại trái cây tươi khác là chôm chôm, dừa, chanh leo… Còn lại các thị trường khác như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore không có hạn chế về số loại rau quả nhập khẩu vào.

Bà Lê Thị Mai Anh, Trưởng Phòng Đông Nam Á (ASEAN) và hợp tác khu vực thuộc Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) đánh giá, tuy có tiềm năng, thị trường rộng lớn nhưng ASEAN là nơi có áp lực cạnh tranh gay gắt bởi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khá tương đồng nên chúng ta chỉ có thể xuất khẩu rau quả chế biến hoặc sản phẩm tươi ở những thời điểm nghịch vụ.

Bên cạnh đó, thị trường này cũng có nhiều rào cản thương mại, do đó, nếu các doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc xuất khẩu hoa quả tươi, sẽ có nhiều khó khăn và bị cạnh tranh gay gắt.

Đơn cử như thị trường Thái Lan với hơn 66 triệu dân. Việc đưa nông sản Việt tiến sâu hơn vào nước này là không hề đơn giản, dù cho ở đây có hệ thống kênh phân phối đa dạng, tạo nhiều cơ hội thâm nhập vào các hệ thống này và đến với người tiêu dùng Thái Lan.

Do đó, bà Lê Thị Mai Anh khuyến nghị, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm chế biến từ rau củ và xây dựng thương hiệu, mẫu mã bắt mắt và phù hợp, sẽ là hướng đi tốt để khai thác thị trường đầy triển vọng này.

Mặt khác, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng vào thị trường này thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh liên kết với kênh phân phối cũng như đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại.

Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) - cũng cho rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế thúc đẩy xuất khẩu rau quả nói chung.

Bởi ngoài năng lực sản xuất, Việt Nam còn có hàng chục hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện để đàm phán mở cửa cho các sản phẩm rau, quả vào nhiều thị trường khác nhau.

Để khai thác hiệu quả dư địa thị trường xuất khẩu nói chung, khối thị trường ASEAN nói riêng, ông Lê Thanh Hòa khuyến nghị các ngành hàng cần có phương án tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành tốt với từng loại rau quả phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn hóa quy trình trồng trọt đảm bảo giám sát các mối nguy mất an toàn thực phẩm từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế. Song song đó, phải xây dựng chuỗi liên kết, tổ chức sản xuất gắn thương mại và chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm rau quả.

Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng tăng, giá dầu giảm từ 15h00 chiều nay (29/5)

Giá xăng tăng, giá dầu giảm từ 15h00 chiều nay (29/5)

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (29/5). Giá xăng E5RON92 tăng 70 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 30 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 270 đồng/lít, mặt hàng dầu mazut kỳ này cũng giảm 250 đồng/lít so với kỳ trước (22/5).

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Chiều 19/5, Tổ công tác 1557 của UBND tỉnh họp triển khai nhiệm vụ Công điện 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 1557 chủ trì cuộc họp.

Giá vàng ngày 18/5: Vàng miếng SJC giảm xuống mức 118,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 18/5: Vàng miếng SJC giảm xuống mức 118,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (18/5) giảm xuống giao dịch ở mức 3.200 USD/ounce. Các chuyên gia dự đoán rằng, tuần tới, giá vàng tiếp tục giảm, chờ đợi thông tin mới về thuế quan từ Hoa Kỳ. Trong nước, giá vàng miếng SJC chốt tuần ở mức 118,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 114 triệu đồng/lượng.

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự kiến, lượng khách du lịch và người dân di chuyển bằng tàu hỏa trên tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại sẽ tăng cao. Trước tình hình này, ngành đường sắt Lào Cai đã chủ động triển khai nhiều phương án nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.

fb yt zl tw