Xuất khẩu nông sản: Mục tiêu kim ngạch 54-55 tỷ USD trong tầm tay

Với nỗ lực và sự quyết tâm của các cấp ngành, các địa phương cũng như từng doanh nghiệp, cơ hội xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vượt mục tiêu 54 - 55 tỷ USD đang ở trong tầm tay.

Sơ chế chuối xuất khẩu.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023, xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể coi như một điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Nhờ ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới với hầu hết các khu vực kinh tế phát triển, các doanh nghiệp trong nước đã có nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển thị trường, khẳng định vị thế, tiềm năng và sức ảnh hưởng của ngành hàng nông, lâm, thủy sản nói chung và ngành nông sản nói riêng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến từng nhấn mạnh với đà phục hồi như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý 4/2023 có thể được đẩy mạnh tăng trưởng bằng nhiều giải pháp và kiên định mục tiêu xuất khẩu khoảng 54 - 55 tỷ USD trong năm 2023.

Chia sẻ thực tiễn doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Điều hành, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu cho biết từ nay tới cuối năm, mỗi tháng, công ty xuất khẩu trên 100 tấn sản phẩm các loại nông sản đông lạnh. Con số này đang tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Để đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu, nguyên liệu khi đưa về nhà máy sẽ được sơ chế ngay, làm sạch, hấp chín tách vỏ, cấp đông ở -18 độ C. Bắt đầu từ tháng này, nhà máy tăng 30% công suất chế biến các sản phẩm đậu tương, nhãn, chanh leo…

"Đây có thể là dấu hiệu tích cực của thị trường đang vào giai đoạn phục hồi sau COVID-19 và mọi người bắt đầu có sự tích lũy trở lại và chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm nên nhóm sản phẩm rau củ quả cũng như trái cây chế biến của chúng tôi đều có dấu hiệu tích cực," ông Hưng cho biết thêm.

Tương tự, Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất khẩu Nông sản Việt là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các loại trái cây như dứa gai, dưa bao tử, vải thiều với sản phẩm chủ lực là dứa gai đóng hộp.

Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang thị trường EU, châu Á và một số nước như Nga, UAE, Anh, Kazakhstan, Uzbekistan... với số lượng lớn.

Để phục vụ nhu cầu xuất khẩu, doanh nghiệp đã xây dựng vùng nguyên liệu ở nhiều địa phương như Bỉm Sơn, Hà Trung, Thạch Thành, Yên Định... với số lượng thu mua trên 100.000 tấn dứa nguyên liệu.

Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất khẩu Nông sản Việt cho biết mục tiêu của doanh nghiệp trong năm 2023 là xuất khẩu đạt 4 triệu USD. Đến thời điểm hiện nay, giá trị xuất khẩu đã đạt gần 3 triệu USD, số còn lại từ nay đến cuối năm sẽ cố gắng hoàn thành. Vì vậy, doanh nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng cho các đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, doanh nghiệp đang nỗ lực từng bước khắc phục khó khăn, điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh để đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và mở rộng thị trường, cụ thể như triển khai các chiến lược marketing, đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân và chuẩn bị trí lực, tài lực để tập trung phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, ông Quỳnh chia sẻ.

Tại Lâm Đồng, ông Võ Hữu Long, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Long Thủy, cho biết sau khi Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc được thông qua, trái sầu riêng của Việt Nam đã được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Năm 2023, sản lượng xuất khẩu sầu riêng của doanh nghiệp đã tăng rất mạnh, lên đến hàng trăm nghìn tấn quả tươi. Để có được những lô sầu riêng xuất khẩu chính ngạch đúng chuẩn, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng phải chuẩn bị kỹ lưỡng và trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước, đáp ứng được tất cả yêu cầu nghiêm ngặt của phía đối tác.

Hiện tại, trong điều kiện kinh tế thế giới có những dấu hiệu sụt giảm, các doanh nghiệp sản xuất chính của tỉnh Lâm Đồng đang gặp không ít khó khăn về thị trường.

Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, sự hỗ trợ kịp thời của các cấp, các ngành nên hoạt động thương mại vẫn diễn ra sôi động, nguồn cung hàng hóa luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sơ chế thanh long xuất khẩu.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của tỉnh Lâm Đồng có dấu hiệu phục hồi, có 6/7 mặt hàng xuất khẩu tăng về lượng và giá trị; trong đó mặt hàng rau, củ xuất khẩu tăng mạnh với 104,7% về lượng, 43,98% về giá trị.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, ngành và tỉnh Lâm Đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Long Thủy đang gấp rút triển khai các giải pháp tăng cường sản xuất, các chiến lược marketing để mở rộng thị trường trong và ngoài nước với các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng bá, triển lãm, khuyến mại; đặc biệt là kết nối cung cầu, tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc được nhiều hơn.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, Trung Quốc hiện dẫn đầu về thị phần mua hàng Việt, với mặt hàng rau quả, nếu như thị phần nhập khẩu rau quả Việt của Trung Quốc năm 2022 chỉ chiếm 43% tổng kim ngạch thì sang năm 2023 đã lên mức 65%, vượt xa gấp nhiều lần những nước còn lại trong Top 5 quốc gia xuất khẩu là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hà Lan. Đây cũng là con số ấn tượng nhất hàng chục năm qua.

Có được kết quả này là nhờ Việt Nam đã ký kết được nhiều Nghị định thư xuất khẩu rau quả chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa chuộng sầu riêng nên sản lượng xuất khẩu mặt hàng này tăng đột biến vài chục lần, trở thành sản phẩm tỷ USD trong năm nay.

Nhìn lại con số mục tiêu đạt khoảng 54 - 55 tỷ USD xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, có thể tin tưởng rằng với nỗ lực và sự quyết tâm của các cấp ngành, các địa phương cũng như từng doanh nghiệp, cơ hội vượt mục tiêu đang trong tầm tay.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw