Xuất khẩu nông sản 2024: Kỳ vọng đột phá

Trong những ngày đầu năm 2024, xuất khẩu nông sản của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, liên tục đón tin vui.

Chỉ tính riêng tháng 1-2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các nhóm, ngành hàng đều tăng trưởng, kỳ vọng sự đột phá trong năm nay.

Lễ công bố xuất khẩu lô xoài tượng da xanh của huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) sang thị trường Hoa Kỳ và Australia, tháng 1/2024.
Lễ công bố xuất khẩu lô xoài tượng da xanh của huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) sang thị trường Hoa Kỳ và Australia, tháng 1/2024.

Tăng trưởng ở hầu hết các thị trường

Trong tháng 1-2024, Việt Nam đã có hàng loạt các đơn hàng xuất khẩu nông sản đến các thị trường lớn. Chẳng hạn như lô xoài tượng da xanh của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và Australia.

Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vina T&T Nguyễn Đình Mười, năm nay có thể là năm đột phá của ngành, hàng trái cây, khi hàng loạt mặt hàng đã nhận được tín hiệu tốt từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, EU… Điều đáng nói, dư địa của hầu hết các thị trường này đều rất lớn, cánh cửa mở rộng cho trái cây Việt Nam.

Tương tự, mặt hàng gạo cũng đón chờ một năm thành công, khi các tín hiệu từ các thị trường là khá khả quan. Ngay từ đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã nhận được các đơn hàng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình cho biết, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện không dưới 700 USD/tấn. Năm 2024, lượng gạo xuất khẩu tối thiểu của Việt Nam có thể cũng bằng năm 2023, nhưng giá trị chắc chắn cao hơn từ 15 đến 20%. Do vậy, năm 2023 đã thu về 4,8 tỷ USD, thì năm 2024, kim ngạch gạo dự kiến phải ở mức hơn 5 tỷ USD.

Như vậy, cánh cửa xuất khẩu gạo của Việt Nam khá tươi sáng trong năm nay. Mặc dù, giá lúa, gạo vẫn phụ thuộc khá lớn vào việc Ấn Độ có xem xét dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo hay không, song giá mặt hàng này năm 2024 vẫn có thể ở mức cao.

Theo Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), thế giới đang thiếu hụt khoảng 5 triệu tấn gạo. Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) Lê Thanh Hòa thông tin, hiện lượng gạo tồn kho toàn cầu giảm, chỉ còn hơn 160 triệu tấn. Đây là thời cơ lớn cho mặt hàng lúa, gạo Việt Nam mà các doanh nghiệp cần tận dụng để bứt phá.

Sự khởi sắc về xuất khẩu trong tháng đầu năm 2024 còn phải kể đến nhóm, ngành hàng thủy sản. Năm 2023 là năm khó khăn đối với nhóm, ngành hàng này, nhưng từ tháng 1-2024, xuất khẩu thủy sản đã tăng ở nhiều thị trường, báo hiệu sự khởi sắc trở lại.

Đánh giá về xuất khẩu nông sản trong tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, tháng 1-2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm trước và giá trị xuất khẩu nông sản cũng đều tăng. Trong đó, nông sản đạt 2,71 tỷ USD, tăng 93,8%; lâm sản 1,49 tỷ USD, tăng 72,5%; thủy sản 730 triệu USD, tăng 60,8%; chăn nuôi 36 triệu USD, tăng 3,5%... Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23% (tăng 106,9%). Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ chiếm 20,8% (tăng 95,9%) và Nhật Bản chiếm 7,4% (tăng 47,5%).

Có chiến lược cụ thể cho từng ngành hàng

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ngành Nông nghiệp đề ra mục tiêu, năm 2024 xuất khẩu nông sản đạt khoảng 54-55 tỷ USD. Trong đó rau, quả, gạo, thủy sản, lâm sản là nhóm hàng chủ lực, kỳ vọng đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của toàn ngành.

Các chuyên gia cho rằng, ngành Nông nghiệp sẽ cán đích thành công, thậm chí vượt mục tiêu đề ra, bởi nhiều ngành hàng hứa hẹn có đột phá lớn. Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyễn cho biết, năm 2024, ngành hàng rau, quả của Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 15-20%, tiếp tục lập đỉnh mới, có thể vượt qua con số 6 tỷ USD, thậm chí tiến tới mốc 7 tỷ USD. Hiện tại, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đang phối hợp với Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của ngành rau, quả.

“Nguồn lực rau, quả của Việt Nam là rất lớn; trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu rau, quả của Việt Nam mới chiếm khoảng 2-3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của thế giới. Dư địa của ngành hàng này còn nhiều. Điều quan trọng là làm thế nào để khai thác tốt các tiềm năng đó”, ông Đặng Phúc Nguyễn nói.

Tương tự, nhóm, ngành hàng thủy sản kỳ vọng đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, khi nhiều thị trường đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, gạo, lâm sản, các sản phẩm đồ gỗ cũng được ngành Nông nghiệp kỳ vọng có một năm phục hồi, khởi sắc để đưa giá trị xuất khẩu của toàn ngành lên cao.

Thuận lợi khá lớn, song khó khăn, thách thức không phải là không có. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, việc chưa khai thác hết thế mạnh về chế biến sâu, gây dựng thương hiệu, cũng như các yêu cầu về chất lượng vẫn đang là rào cản đối với nông sản Việt Nam. Mặc dù thời gian qua nông sản Việt đã có sự chuyển biến về chất lượng, nhiều doanh nghiệp tuân thủ các quy định của phía nhập khẩu, song đây vẫn là thách thức lớn để bám trụ vững chắc, bền vững tại các thị trường nhập khẩu.

“Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và bám trụ vững chắc, bền vững tại các thị trường nhập khẩu, Bộ NN&PTNT sẽ cùng các doanh nghiệp giám sát, quản lý tốt quá trình sản xuất, cấp mã vùng, rà soát các tiêu chí, đáp ứng tiêu chuẩn từ nhiều thị trường lớn. Bộ cũng phân tích thị trường để có những chiến lược cụ thể cho từng thời điểm, từng ngành hàng, tạo đột phá về xuất khẩu nông sản. Đồng thời, ngành Nông nghiệp sẽ bám sát các thị trường nhập khẩu lớn, như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác thêm các thị trường mới, tiềm năng, như các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi…”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw