Xuất bản bộ sách về địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam

Bộ sách là công trình khoa học đồ sộ được khảo cứu, biên soạn công phu, nghiêm túc, được tổng hợp từ hàng nghìn tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về sự phân chia các khu vực hành chính trên lãnh thổ nước Việt Nam và những thay đổi địa danh, địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến nay.

Bộ sách "Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới, đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam" vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành.
Bộ sách "Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới, đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam" vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về địa danh, địa giới hành chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời cung cấp cho bạn đọc tư liệu có giá trị về đề tài này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới, đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam do nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân biên soạn.

Thay đổi địa giới hành chính là quá trình điều chỉnh, sắp xếp, sửa đổi và cải cách các đơn vị hành chính trên toàn bộ lãnh thổ hoặc tại một khu vực nào đó của một quốc gia. Sự phát triển của quốc gia là một tiến trình liên tục, không ngừng nghỉ, đòi hỏi bộ máy hành chính ở các cấp độ khác nhau cũng phải được điều chỉnh, sắp xếp kịp thời, tương ứng với sự phát triển đó để thích hợp với thực tế lịch sử và xã hội mới.

Trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam, cùng với những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội thì những thay đổi về địa lý hành chính cũng rất phức tạp. Trong đó, số lượng các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và trực thuộc địa phương có sự thay đổi liên tục.

Việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp dưới các triều đại phong kiến như: châu, quận, đạo, lộ, phủ, thừa tuyên, dinh, tỉnh, huyện, giáp, hương, trấn, tổng, lý, xã,... tùy theo từng giai đoạn hay trong lịch sử cận, hiện đại là sự thay đổi từ xã, huyện, tỉnh diễn ra liên tục và biến đổi không ngừng.

Ngay cả tên riêng của đơn vị hành chính cũng thay đổi nhiều lần. Có những địa danh đã tồn tại từ rất lâu đời, phản ánh được giá trị lịch sử từ hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm phát triển của địa phương, từ đó cũng góp phần phản ánh lịch sử của cả đất nước.

Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều công trình khoa học và các nhà khoa học chuyên sâu về lĩnh vực này, nhất là về mặt tư liệu thì những hồ sơ, tài liệu, văn bản ghi chép về địa danh, địa giới và những thay đổi của các đơn vị hành chính đang tản mạn, chưa được lưu giữ một cách khoa học và rất khó khăn trong việc khai thác.

Bộ sách gồm 2 tập: Tập I: Từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến tháng 4/1975; Tập II: Từ tháng 5/1975 đến tháng 12/2024. Đây được xem là công trình khoa học đồ sộ, tổng hợp từ hàng nghìn tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý phân chia các khu vực hành chính trên lãnh thổ nước Việt Nam và những thay đổi địa danh, địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử.

Thông qua việc trình bày tư liệu một cách khách quan, khoa học, bộ sách giới thiệu quá trình phân chia, chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính nước ta từ thời các Vua Hùng dựng nước, thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Cách mạng Tháng Tám lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thời kỳ từ sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất năm 1975, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay.

Việc tổng hợp, hệ thống hóa, sắp xếp, trình bày sự thay đổi liên tục về địa danh, địa giới của các đơn vị hành chính trong suốt thời kỳ lịch sử dài của đất nước cũng được ghi chép tương đối đầy đủ căn cứ trên hệ thống nguồn tư liệu là các sách báo, tư liệu, văn bản pháp lý chính thống có độ tin cậy cao.

Một trong những điểm sáng về giá trị của bộ sách ở chỗ tác giả đã dày công tìm kiếm nguồn tư liệu mới, nhất là những tư liệu nói về sự thay đổi địa danh, địa giới thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc mà từ trước đến nay chưa được khai thác và tổng hợp.

Với cách trình bày logic, ngắn gọn, mang tính khái quát cao, bộ sách được xem là công cụ tra cứu hữu ích, “bách khoa thư” đối với các nhà khoa học, các địa phương trong việc nghiên cứu, biên soạn địa chí và lịch sử địa phương tỉnh, huyện, xã, đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo chính trị, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, xã hội; đối với các nhà Việt Nam học; các nhà đầu tư và độc giả muốn tìm hiểu về các vùng, miền, địa phương ở Việt Nam.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw