Xiếc Việt "đem chuông đi đánh xứ người"

Chỉ trong chưa đầy một tháng, xiếc Việt Nam có hai giải thưởng tại các cuộc thi quốc tế. Điều này không chỉ phản ánh về thực lực mà còn là câu trả lời cho tham vọng nâng tầm nghệ thuật xiếc Việt Nam.

Vượt qua áp lực

Bốn nghệ sĩ thuộc Liên đoàn xiếc Việt Nam gồm Chu Hồng Thúy, Phạm Thị Hướng, Lưu Thị Hường, Lô Ngọc Thúy vừa giành Huy chương Bạc tại Liên hoan Xiếc thế giới Idol lần thứ 8 diễn ra ở Moskva, Nga với tiết mục "Đu nón 4 nữ". Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm nghệ sĩ Việt dự giải mới đạt được thành tích.

Tiết mục "Đu nón 4 nữ" được bạn bè quốc tế đánh giá cao vì có động tác khó, kỹ thuật điêu luyện, diễn viên biến hóa liên tục.
Tiết mục "Đu nón 4 nữ" được bạn bè quốc tế đánh giá cao vì có động tác khó, kỹ thuật điêu luyện, diễn viên biến hóa liên tục.

Liên hoan Idol được tổ chức từ năm 2013, tại rạp xiếc lớn nhất Thủ đô của Nga. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, sau 5 năm, sự kiện mới được tổ chức lại.

Năm nay, liên hoan quy tụ hơn 200 nghệ sĩ đến từ 17 quốc gia, lựa chọn 24 tiết mục đặc sắc nhất để tranh tài. Ban tổ chức đã trao 1 giải Grand Fix, 3 Huy chương Vàng, 3 Bạc và 4 Đồng cho các đội dự thi.

Khi tiết mục "Khoảnh khắc tình yêu" vừa hoàn thành, các thành viên ban giám khảo và đông đảo khán giả đã đứng dậy vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt. Cuộc thi kết thúc, chúng tôi đã tiếp tục ở lại để tham gia biểu diễn phục vụ khán giả suốt 5 ngày tiếp theo. Các suất diễn đều hết vé.

Nghệ sĩ Thanh Hoa

NSND Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam - đạo diễn tác phẩm cho biết, ý tưởng ban đầu của tiết mục xuất hiện từ năm 2015, từng được giới thiệu tại Gala xiếc ba miền năm đó.

Năm 2018 - 2019, tiết mục dần được hoàn thiện với nhiều diễn viên phụ hoạ. Tuy nhiên, lần này khi dự thi quốc tế, ê-kíp quyết định chỉ tập trung vào bốn diễn viên.

Nghệ sĩ Ngọc Thúy cho biết, bốn nghệ sĩ biểu diễn trên nền nhạc "Hello Việt Nam", thực hiện nhiều động tác khó như: Đu, xoay, treo người với chiếc khung nón lá khổng lồ. Họ gặp không ít áp lực khi phải đảm sự chuẩn xác, an toàn bởi phần biểu diễn không có dây bảo hiểm, thậm chí treo bằng tóc ở trên không.

Mặc dù vở diễn được lên ý tưởng từ nhiều năm, nhưng mỗi phiên bản lại được nâng độ khó, thử thách những người thực hiện.

Để có những động tác nhuần nhuyễn trên sân khấu quốc tế, các cô gái cũng đổ không ít mồ hôi, thậm chí đau đớn trên cơ thể trong thời gian dài.

Nghệ sĩ Ngọc Thúy tâm sự: "Bản thân tôi chuyên biểu diễn nhào lộn, nhưng trong lúc biểu diễn không tránh khỏi sơ xuất. Có lần, tôi bị ngã từ trên cao xuống, rất may là đồng đội đã hỗ trợ kịp thời nên chỉ cảm thấy choáng một chút".

Tập luyện công phu

Với bộ đôi nghệ sĩ xiếc Hiển Phước - Thanh Hoa vừa đoạt giải Grand Prix trong cuộc thi xiếc ở thành phố Yakutsk, Nga, tiết mục "Khoảnh khắc tình yêu" cũng có nhiều thử thách khi cả hai phải thực hiện nhiều động tác khó như đu, xoay người trên cao.

Tiết mục xiếc "Khoảnh khắc tình yêu" của nghệ sĩ Hiển Phước - Thanh Hoa giành giải Grand Prix tại cuộc thi xiếc quốc tế ở Yakutsk, Nga hồi đầu tháng 7.
Tiết mục xiếc "Khoảnh khắc tình yêu" của nghệ sĩ Hiển Phước - Thanh Hoa giành giải Grand Prix tại cuộc thi xiếc quốc tế ở Yakutsk, Nga hồi đầu tháng 7.

Hai nghệ sĩ rèn luyện tiết mục này từ năm 2016, đã biểu diễn nhiều lần trong nước, quốc tế. Tuy nhiên, lần dự thi này, họ phải làm quen với sân khấu cao hơn vài chục mét, độ khó và nguy hiểm càng tăng.

Với nghệ sĩ xiếc chuyên nghiệp, việc tuân thủ quy tắc đảm bảo an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Nhưng với các tiết mục phá cách, mạo hiểm, bản thân diễn viên dù có kinh nghiệm cả chục năm như Thanh Hoa cũng phải dè chừng.

"Khi tập luyện, chúng tôi luôn chú ý sao cho chính xác nhất trong từng động tác, tính được xác suất sai lệch tối thiểu", Thanh Hoa tâm sự.

NSND Tống Toàn Thắng cho biết, ông đã tính toán chi li trong việc thiết kế đạo cụ để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến: "Tôi muốn lan tỏa, làm nổi bật nét văn hóa Việt Nam trong tất cả các chi tiết từ trang phục, đạo cụ, động tác, âm nhạc…

Đạo cụ của tiết mục "Đu nón 4 nữ" chính là mô hình khung chiếc nón lá Việt Nam. Tuy nhiên, khi các nghệ sĩ trình diễn trên không mà không có dây an toàn, tôi phải tính toán tỉ lệ đạo cụ và độ cao sao cho nếu có sự cố xảy ra, diễn viên vẫn có thể bảo đảm an toàn cho cơ thể".

Xiếc Việt ở đâu trên bản đồ thế giới?

Trả lời câu hỏi trên, NSND Tống Toàn Thắng cho biết: "Ngày càng có nhiều liên hoan, giải thưởng xiếc ở quốc tế muốn mời đoàn của Việt Nam tranh giải".

NSND Tống Toàn Thắng (giữa) và 4 nghệ sĩ biểu diễn tiết mục "Đu nón 4 nữ" tại Liên hoan xiếc thế giới Idol lần thứ 8.
NSND Tống Toàn Thắng (giữa) và 4 nghệ sĩ biểu diễn tiết mục "Đu nón 4 nữ" tại Liên hoan xiếc thế giới Idol lần thứ 8.

Ông cho rằng, xiếc Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn về con người, nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, nhưng đến nay đã tìm được "chìa khóa" riêng để tạo màu sắc, phong cách trên trường quốc tế.

"Xiếc Việt Nam đã đi đúng hướng, luôn đề cao tính mạo hiểm, sự dũng cảm, cùng với đó là tăng yếu tố giải trí bằng cách áp dụng khoa học công nghệ vào tiết mục như âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu, trang phục, vũ đạo...

Tuy nhiên, trong đó, yếu tố quan trọng nhất là con người. Các nghệ sĩ phải có đam mê, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo. Đặc biệt, rất cần sự quan tâm của Nhà nước, đầu tư thích đáng. Chúng ta phải coi đó là ngành công nghiệp và tạo ra những sản phẩm hay phục vụ khán giả", ông Thắng bày tỏ.

Ở đơn vị của mình, NSND Tống Toàn Thắng đã định hướng diễn viên phải tập luyện đa năng. Nếu như trước đây, mỗi diễn viên chỉ cần tập thuần thục một tiết mục biểu diễn thì giờ có thể diễn nhiều tiết mục. Điều này vừa tạo cảm hứng sáng tạo, vừa tăng thêm thu nhập cho diễn viên.

"Xiếc là bộ môn nghệ thuật có tính quốc tế, có thể dễ dàng đến với khán giả thế giới. Do đó, nếu các nhà tổ chức biết linh hoạt kết hợp xiếc cùng các loại hình nghệ thuật khác để làm nên một chương trình đậm đà bản sắc Việt Nam, đây sẽ là một sản phẩm văn hóa - du lịch có giá trị", ông Thắng bày tỏ.

Từ năm 2012 đến nay, năm nào xiếc Việt Nam cũng đoạt 3 - 4 giải thưởng HCV, HCB tại các cuộc thi quốc tế danh tiếng ở Cuba, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga…

Đơn cử, năm 2022, nghệ sĩ Chu Hồng Thúy và Phạm Thị Hướng giành giải Vàng tại Liên hoan quốc tế công chúa xiếc (Nga) với tiết mục "Đu son"; Hiển Phước - Thanh Hoa đoạt huy chương Vàng với tiết mục "Khoảnh khắc tình yêu" tại Liên hoan nghệ thuật Xiếc quốc tế Kazakhstan 2023; tại Liên hoan Xiếc quốc tế không biên giới (Nga), nghệ sĩ Chu Khánh Huyền giành giải Ngựa đồng với tiết mục "Đế kiếm đu dây lụa"…

Theo baogiaothong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Hiện nhiều người trẻ có thể dành hàng giờ để lướt mạng xã hội, xem video ngắn, chơi game nhưng lại ngại ngần khi cầm một cuốn sách. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách của người trẻ, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Văn học quảng bá du lịch

Văn học quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch thông qua văn học tuy không phải là hình thức mới, nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, đặc biệt là trong thời đại số. Một tour du lịch theo hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết hoặc thơ ca nổi tiếng, từ đó, du khách không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm văn hóa và lịch sử sâu sắc hơn... là điều hoàn toàn có thể.

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

Trịnh Tường là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Vào đầu thế kỷ XX, xã Trịnh Tường nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Hiện nay, tại đây vẫn còn dấu tích của những công trình cổ trên dưới 100 năm tuổi được xây dựng từ thời thực dân Pháp xâm lược và cai trị vùng đất này.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Hơn 10.000 thiếu nhi cả nước đồng diễn nghệ thuật trống kèn 'Đất nước trọn niềm vui'

Hơn 10.000 thiếu nhi cả nước đồng diễn nghệ thuật trống kèn 'Đất nước trọn niềm vui'

Ngày 12/4, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình đồng diễn nghệ thuật trống kèn với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” và liên hoan Tiếng kèn Đội ta thành phố Hồ Chí Minh năm học 2024 - 2025 với chủ đề “Em là chiến sĩ Giải phóng quân thành phố Bác Hồ”.

UNESCO ghi danh bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân là Di sản tư liệu thế giới

UNESCO ghi danh bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân là Di sản tư liệu thế giới

Theo thông tin từ UNESCO, vào hồi 23 giờ ngày 10/4 tại Paris, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của Việt Nam được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.

fb yt zl tw