Xếp hạng thêm 6 di tích quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 6 di tích ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Đắk Nông, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Bình.

6 di tích bao gồm Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành xe-máy quân đội (xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng), địa điểm Làng chiến đấu Long Trì (thị trấn Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), Di tích khảo cổ hang C6-1 (xã Đắk Soorr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), di tích khảo cổ hang Phja Thạng (xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn), di tích khảo cổ Mái đá bản Mòn (xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, Sơn La), và di tích lịch sử Miếu Giàng (xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành xe-máy quân đội (xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) là nơi ghi dấu ấn ngày 28/3/1951, tại xóm Nà Roác, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với đơn vị Bộ đội vận tải đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ ngành xe - máy phải biết “… Yêu xe như con, quý xăng như máu…”.

Mái đá bản Mòn. (Ảnh: Bảo tàng Sơn La)
Mái đá bản Mòn. 

Di tích lịch sử Làng chiến đấu Long Trì là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với làng chiến đấu của nhân dân thôn Long Trì trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm 1950 - 1953. Đây là làng chiến đấu kiểu mẫu trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở Bắc Giang với hệ thống 15 địa điểm gồm: Cổng làng phía đông; cổng làng phía tây; chòi gác; cửa hầm địa đạo đầu làng (cửa phía đông); cửa hầm địa đạo giữa làng; cửa hầm địa đạo cuối làng; ụ chiến đấu số 1; ụ chiến đấu số 2; ụ chiến đấu số 3; ụ chiến đấu cuối làng; hầm bí mật của chi bộ cơ sở Đảng xã Tân Dân; khu căn cứ chùa Long Trì; địa điểm Trại Rừng; địa điểm Trại Rừng Vầu; giếng nước hợp vệ sinh và gia đình ông Hà Đình Cộng nơi Bác Hồ về thăm năm 1961.

Hang C6-1, xã Nam Đà, thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, là một trong số ít hang động núi lửa được xác định có dấu tích hoạt động của người thời tiền sử ở Tây Nguyên. Hang được đào thám sát năm 2017 và khai quật 2 lần năm 2018, 2019.

Kết quả các lần khai quật đã phát hiện được 14 di tích bếp lửa,7 mộ táng có di cốt người được chôn theo tư thế nằm nghiêng co hoặc ngồi bó gối. Về di vật, thu được 76.425 mảnh xương động vật và hàng chục vạn vỏ các loài nhuyễn thể; hàng nghìn mảnh phế liệu, đá nguyên liệu và 179 công cụ đá, nổi bật là nhóm công cụ kiểu văn hóa Hòa Bình như rìu hình bầu dục, rìu ngắn, hình đĩa, công cụ hình bàn là; ngoài ra còn có 1.276 mảnh gốm và 1 mũi tên đồng.

Hang C6-1 được đánh giá là gồm 2 giai đoạn văn hóa:giai đoạn sớm tồn tại từ 7.000 đến 5.500 năm BP; giai đoạn muộn có niên đại cách nay từ 4.000 đến 5.500 năm.

Hang Phja Thạng (hang Ba Xã) nằm lưng chừng núi Phja Thạng, thuộc thôn Phai Rọ - Lùng Mán, thuộc địa bàn xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan được các nhà khoa học đánh giá là di tích quan trọng, lưu giữ nhiều di vật khảo cổ học quý hiếm, thuộc nền văn hóa Mai Pha (nền văn hóa mang đậm giá trị văn hóa - nghệ thuật đặc sắc có niên đại khoảng 4.000 năm). Di chỉ lần đầu tiên được phát hiện và khảo sát bởi bà M.Colani (nhà khảo cổ học người Pháp) vào năm 1922.

Xếp hạng thêm 6 di tích quốc gia ảnh 1

Các hiện vật, di cốt thu được ở Mái đá bản Mòn. 

Mái đá bản Mòn ở xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, cách thành phố Sơn La khoảng 30km về phía tây bắc, được nữ học giả người Pháp - bà M.Colani phát hiện và khai quật vào tháng 5-1927, Bảo tàng tỉnh Sơn La phối hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật một số điểm vào tháng 10/2004.

Mái đá bản Mòn là di chỉ khảo cổ học được phát hiện sớm nhất của khu vực Tây Bắc. Qua khảo sát và thu thập hiện vật thì đây là một địa điểm đã có cư dân cổ cư trú cách ngày nay khoảng 3.000 năm. Không những thế, đây còn là một công xưởng chế tác công cụ lao động và đồ trang sức.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw