Xếp hạng quốc gia hạnh phúc: Phần Lan đứng đầu năm thứ 8 liên tiếp, Mỹ tụt sâu kỷ lục

Theo Bloomberg, Phần Lan tiếp tục được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm thứ 8 liên tiếp, trong khi Mỹ rớt xuống vị trí thứ 24 – mức thấp nhất từ trước đến nay trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Du khách đến tham quan Tòa thánh đường Uspenski, thủ đô Helsinki, Phần Lan. Ảnh: TTXVN
Du khách đến tham quan Tòa thánh đường Uspenski, thủ đô Helsinki, Phần Lan. Ảnh: TTXVN

Theo bảng xếp hạng trên, các quốc gia Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển và Hà Lan lần lượt giữ các vị trí còn lại trong top 5. Việc Phần Lan tiếp tục được điểm tên là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới dường như là một bất ngờ khá lớn với nhiều người khi mà cuộc xung đột Nga – Ukraine tại châu Âu vẫn đang tiếp diễn. Phần Lan có đường biên giới trên bộ với Nga cũng như đã trở thành thành viên của NATO từ năm 2023 - một tổ chức ủng hộ khá mạnh mẽ với Ukraine trong cuộc chiến hiện nay. Điều này dường như đã có tác động không nhỏ tới Phần Lan trong thời gian qua.

Nghiên cứu trên được công bố vào ngày 10/3 bởi Trung tâm Nghiên cứu Hạnh phúc tại Đại học Oxford, phối hợp với Gallup và Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Theo các nhà nghiên cứu, bảng xếp hạng được tính toán hoàn toàn dựa trên câu trả lời của người dân khi được hỏi về mức độ hài lòng với cuộc sống của mình.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra một phát hiện mới rằng “niềm tin vào lòng tốt của người khác có mối liên hệ chặt chẽ hơn với hạnh phúc so với những gì mà mọi người từng nghĩ trước đây”. Điều này dường như nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của sự tin tưởng trong xã hội con người ngày nay.

Theo báo cáo, việc tin rằng người khác sẵn lòng trả lại ví bị mất của bạn cũng được chứng minh là một yếu tố mạnh mẽ để nhận định về mức độ hạnh phúc của người dân. Các quốc gia Bắc Âu không chỉ dẫn đầu bảng xếp hạng các nước hạnh phúc nhất thế giới, mà còn nằm trong nhóm những nơi có tỷ lệ cao nhất về số ví thất lạc được trả lại, cả theo kỳ vọng lẫn thực tế.

Trái ngược với khu vực Bắc Âu thì Mỹ là quốc gia tiếp tục tụt thêm 1 bậc so với năm ngoái xuống vị trí thứ 24 trên thế giới. Vào năm ngoái, lần đầu tiên nước này đã rơi ra khỏi top 20 của bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc. Thứ hạng cao nhất của Mỹ đạt được trong thập kỷ qua là vị trí thứ 13 vào năm 2016. Bên cạnh Mỹ, đồng minh của nước này là Anh cũng rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017.

Bảng xếp hạng này được tính toán trên mức trung bình ba năm gần nhất dựa theo đánh giá chủ quan của người dân đối với chất lượng cuộc sống của họ. Những khác biệt giữa các quốc gia được lý giải bởi các yếu tố như: tổng thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người, tuổi thọ khỏe mạnh, sự hỗ trợ từ người thân, cảm giác tự do, tính hào phóng và nhận thức về tình trạng tham nhũng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng sự thay đổi đáng chú ý nhất về chỉ số hạnh phúc trong thời gian qua không nằm ở sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau mà lại chủ yếu diễn ra trong từng mỗi quốc gia.

"Bất bình đẳng về hạnh phúc trong nội bộ các quốc gia đã tăng khoảng 25% trong hai thập kỷ qua, trong khi bất bình đẳng về hạnh phúc giữa các quốc gia vẫn giữ mức tương đối ổn định”, nghiên cứu cho biết.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw