Xã vùng cao A Mú Sung: Nhiều đổi thay trong công tác phụ nữ

Quan niệm phụ nữ chỉ được ở nhà, không được ra ngoài kiếm tiền hoặc tham gia các hoạt động xã hội; trẻ em gái không cần phải học cao mà tập trung phụ giúp việc nhà cho bố mẹ rồi lấy chồng sớm đã từng "ăn sâu, bám rễ" trong suy nghĩ của người dân A Mú Sung, huyện Bát Xát. Nhưng nay, quan niệm ấy đã có sự thay đổi, ngày càng tiến bộ nhờ hoạt động hiệu quả của các Tổ truyền thông cộng đồng thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
DSC00395.JPG
Tổ truyền thông cộng đồng thôn Ngải Trồ.

Xã A Mú Sung có 6 thôn, 559 hội viên phụ nữ, trong đó 3 thôn khó khăn được hưởng lợi từ Dự án 8 là Ngải Trồ, Phù Lao Chải, Tung Qua. Từ năm 2022, xã đã thành lập 3 Tổ truyền thông cộng đồng với 30 thành viên gồm trưởng thôn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, ban mặt trận và các hội viên phụ nữ.

DSC00402.JPG
Các tổ truyền thông cộng đồng triển khai, lồng ghép nội dung tuyên truyền phù hợp với phong tục, tập quán, tình hình địa phương.

Các Tổ truyền thông cộng đồng đã tập trung tuyên truyền các nội dung: Bình đẳng giới; phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng, chống phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con; phòng, chống bạo lực gia đình... Nội dung tuyên truyền thường được tổ chức sinh hoạt chuyên đề riêng hoặc lồng ghép trong các buổi họp thôn, sinh hoạt hội phụ nữ. Các nội dung truyền thông được các tổ triển khai với hình thức đa dạng, dễ hiểu, tuyên truyền bằng cả tiếng phổ thông và tiếng dân tộc, phù hợp với tình hình, thói quen sinh hoạt của người dân địa phương. Do đó, các buổi truyền thông không chỉ có hội viên phụ nữ mà nhiều người dân cũng tham gia.

Từ đầu năm 2023 đến nay, xã A Mú Sung tổ chức được 12 buổi truyền thông cộng đồng với 752 lượt người tham gia. Điểm nhấn là Dự án 8 không chỉ thay đổi suy nghĩ của phụ nữ vùng cao A Mú Sung mà còn góp phần xóa bỏ định kiến của nam giới, của xã hội về phụ nữ.

DSC00409.JPG
Những định kiến về phụ nữ vùng cao A Mú Sung dần được xóa bỏ.

Chị Tẩn Sử Mẩy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã A Mú Sung chia sẻ: Trước đây, trong các gia đình ở vùng cao, phụ nữ thường không có vai trò quan trọng. Phụ nữ phải ở nhà, nội trợ, không được có ý kiến đối với những công việc quan trọng trong gia đình; phụ nữ không được ra ngoài kiếm tiền hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Không ít gia đình vùng cao, đàn ông uống rượu say bạo hành vợ; trẻ em gái không được bố mẹ cho học cao mà thường lấy chồng sớm... Triển khai Dự án 8, việc thành lập các tổ truyền thông cộng đồng tại A Mú Sung tập trung vào tuyên truyền thay đổi định kiến, vì vậy quan niệm này đã dần được xóa bỏ. Phụ nữ A Mú Sung giờ đây tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhiều phụ nữ tham gia giữ chức vụ quan trọng trong thôn, phụ nữ ra ngoài kiếm tiền, làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp, phụ nữ làm chủ kinh tế gia đình, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ; trẻ em gái được quan tâm, đầu tư để học tập.

DSC00440.JPG
Nhiều phụ nữ vùng cao A Mú Sung làm chủ mô hình kinh tế hộ hiệu quả.

Để ví dụ cụ thể cho những thay đổi này, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã A Mú Sung dẫn chúng tôi đến thăm gia đình chị Triệu Thị Mai, thôn Ngải Trồ. Chị Mai sinh năm 1993, nhờ chăm chỉ lao động, phát triển kinh tế đã cùng gia đình xây dựng được mô hình tăng gia gồm cửa hàng tạp hóa, xay xát, chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm thu nhập của gia đình đạt hơn 100 triệu đồng.

Nhưng điều khiến mọi người ngưỡng mộ hơn là gia đình chị Mai luôn ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Vợ chồng chị sẻ chia công việc nhà, động viên nhau lúc khó khăn, chồng sẵn sàng vào bếp nấu nướng, rửa bát mỗi khi chị Mai bận. Để có được điều này, chị Triệu Thị Mai cho biết: Phụ nữ phải làm chủ kinh tế, bản thân chị luôn tìm tòi, ứng dụng giống cây con cho năng suất, hiệu quả kinh tế vào nuôi, trồng.

DSC00414.JPG
Dự án 8 góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ tại A Mú Sung.

Phụ nữ xã A Mú Sung giờ đây tự tin làm chủ cuộc sống, đóng góp vì sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Toàn xã hiện có 17 hội viên phụ nữ làm chủ mô hình trồng xoài, 4 hội viên có thu nhập cao từ chăn nuôi lợn đen, 18 hộ nuôi gà bản địa và nhiều phụ nữ làm chủ mô hình trồng chè. Dự án 8 đang góp phần thúc đẩy sự bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ xã A Mú Sung trong gia đình và ngoài cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở một số nơi phát hiện loại kẹo giá rẻ, nghi có chất cấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Lào Cai càng hoang mang hơn khi nhiều loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hình thức bắt mắt đang được bán phổ biến trên thị trường, đặc biệt ở các hàng, quán trước cổng trường học. 

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) bình quân cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Nguy cơ mất việc làm của số lao động trẻ cũng cao gấp 3 lần so với những lứa tuổi lớn hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu được xem là giải pháp để lao động trẻ tìm kiếm được cơ hội việc làm cũng như nâng cao kỹ năng cho mình khi ra trường.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và hai môn tự chọn trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Những đại biểu Hội đồng Nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Tỉnh vùng cao, biên giới Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc, với 66% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Hà Nhì chỉ sinh sống ở một số xã vùng cao huyện Bát Xát, thuộc nhóm dân tộc có dân số ít nhất tỉnh, với gần 5.000 người. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống đồng bào Hà Nhì ngày càng no ấm. 

Thăng trầm nghề mộc

Thăng trầm nghề mộc

Nghề mộc là một trong những nghề truyền thống của người Việt. Từ những tấm gỗ, người thợ mộc sử dụng đôi tay khéo léo, mắt thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật để làm ra sản phẩm độc đáo, với họa tiết, hoa văn tinh tế. Ở Lào Cai, nghề mộc tuy không phát triển thành làng nghề nhưng vẫn được nhiều người theo đuổi, giữ gìn và quyết tâm sống cùng nghề.

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Tâm lý học sinh bị “xáo trộn”, giáo viên "ngậm ngùi" dạy học không lương, nhiều phụ huynh chủ động rút hồ sơ cho con sang trường khác trong khi Ban Giám hiệu nhà trường vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về “tương lai” của ngôi trường. Đó là những phản ánh mới nhất mà phóng viên Báo Lào Cai được tiếp nhận sau vụ lùm xùm tại Trường Tiểu học và THCS The Light Academy.

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Thành lập các câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị” nằm trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Ngày 30/11, tại xã Nghĩa Đô, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức thành công buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng cụm số 3 trên địa bàn huyện. Đây là chương trình thuộc hoạt động truyền thông của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bát Xát có 32 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 9 xã được thụ hưởng Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Đến nay đã có 32 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập, là hạt nhân  tích cực triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Triển khai sửa rào chắn và đóng các lối vào tự phát trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Triển khai sửa rào chắn và đóng các lối vào tự phát trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Tính đến thời điểm hiện tại, việc sửa chữa hàng rào thép gai và lưới thép B40 bảo vệ cao tốc Nội Bài – Lào Cai bị kẻ gian phá hoại đã cơ bản hoàn thành. Cùng với đó, đơn vị quản lý, vận hành đường cũng phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức đóng các lối vào tự phát để đảm bảo an toàn giao thông.

fb yt zl tw