Xã Nậm Chạc: Nhiều giải pháp tuyên truyền về bình đẳng giới

Nậm Chạc là một trong những xã khó khăn của huyện Bát Xát. Cuộc sống nhiều vất vả, phụ nữ thường bị trói buộc bởi những định kiến đã ăn sâu, bám rễ trong suy nghĩ của người dân. Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội Phụ nữ xã Nậm Chạc đã tích cực triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền về bình đẳng giới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
img-20231216-202006-8603.jpg
Một buổi sinh hoạt của các tổ trưởng tổ truyền thông cộng đồng xã Nậm Chạc.

Nậm Chạc có 8 thôn, gồm các thành phần dân tộc Mông, Dao, Giáy... Trong đó có 5 thôn được thụ hưởng Dự án 8 là Nậm Giang 1, Nậm Giang 2, Biên Hòa, Cửa Suối, Nậm Khoang. Theo đó, 5 tổ truyền thông cộng đồng với 50 thành viên được thành lập.

dsc01614-8349.jpg
Các thành viên tổ truyền thông cộng đồng nghiên cứu tài liệu tuyên truyền về bình đẳng giới.

Từ đầu năm 2023 đến nay, các tổ truyền thông cộng đồng đã tổ chức được 20 buổi sinh hoạt, thu hút hơn 300 lượt người tham gia. Hình thức sinh hoạt được tổ chức phù hợp với tình hình địa phương. Nội dung sinh hoạt dễ hiểu, dễ nhớ, chủ yếu tập trung tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Các buổi sinh hoạt có thể tổ chức theo từng chuyên đề riêng hoặc lồng ghép với các buổi tuyên truyền pháp luật.

Người dân Nậm Chạc từ trước đến nay thường quan niệm phụ nữ không cần học nhiều mà nên lấy chồng sớm, sinh con, chăm sóc gia đình chồng, yên phận như vậy cho đến già. Quan niệm ấy là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tảo hôn tại địa phương.

img-20231216-201942-130.jpg
Chú trọng sân khấu hóa trong tuyên truyền.

Mới đây nhất, thành viên tổ truyền thông cộng đồng phát hiện cặp đôi học sinh có nguy cơ tảo hôn, thành viên tổ truyền thông cộng đồng đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đến tận nơi tuyên truyền, vận động. Nhờ đó đã kịp thời ngăn chặn không để xảy ra tình trạng tảo hôn. Trong năm 2013, hơn 10 trường hợp có nguy cơ tảo hôn được ngăn chặn kịp thời.

Giải pháp của các tổ truyền thông cộng đồng trong ngăn chặn tảo hôn là phối hợp đến tận nhà tuyên truyền, vận động gia đình ký cam kết, kết hợp tuyên truyền pháp luật lồng ghép với các quy ước, hương ước của cộng đồng đối với những gia đình đồng thuận với tảo hôn.

img-20231216-201859-4518.jpg
Nhờ sự hoạt động tích cực của tổ truyền thông cộng đồng, một số vấn đề bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình được giải quyết.

Bên cạnh nguy cơ tảo hôn, bạo lực vẫn còn xảy ra trong một số gia đình mà phụ nữ là nạn nhân. Các thành viên tổ truyền thông cộng đồng tham gia tuyên truyền, hòa giải, từ đó nhiều mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” được tháo gỡ, vợ chồng thấu hiểu, hòa thuận bên nhau.

Chị Vùi Thị Xuyến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nậm Chạc cho biết: Hoạt động tích cực của các tổ truyền thông cộng đồng đã góp phần triển khai hiệu quả Dự án 8. Một số vấn đề tồn tại trước đây như bất bình đẳng với phụ nữ, bạo lực gia đình, tảo hôn... dần được tháo gỡ. Từ đầu năm đến nay, Nậm Chạc không có trường hợp tảo hôn. Vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được nâng lên. Trong thời gian tới, các tổ truyền thông cộng đồng tiếp tục bám sát nhiệm vụ tuyên truyền, đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, tích cực sân khấu hóa các buổi tuyên truyền...

IMG_20231202_171738.jpg
Xã Nậm Chạc giành giải Nhất trong giao lưu các tổ truyền thông cộng đồng cụm Trịnh Tường.

Vừa qua, xã Nậm Chạc giành giải Nhất trong giao lưu các tổ truyền thông cộng đồng cụm Trịnh Tường càng khẳng định cách làm hay, sáng tạo của các tổ truyền thông cộng đồng xã Nậm Chạc trong tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Những “công trình 1719”

Những “công trình 1719”

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần. Nhờ đó, những “công trình 1719” đã hiện hữu ở các huyện vùng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Mặc dù mới đưa vào đào tạo, huấn luyện nhưng những năm gần đây, môn xe đạp của thể thao thành tích cao Lào Cai đã gặt hái được nhiều thành công, tạo tiếng vang ở các giải đấu trong nước và đang hướng đến đấu trường châu lục.

Người trẻ nghĩ về 30/4

Người trẻ nghĩ về 30/4

Đã 49 năm trôi qua nhưng khi đến dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử - ngày 30/4 thì mỗi người dân yêu nước đều có chung một tâm trạng, niềm cảm xúc tự hào về chiến thắng vẻ vang, oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Với thế hệ trẻ, dù sinh sau ngày giải phóng, được sống trong hòa bình nhưng dấu ấn về ngày thống nhất đất nước vẫn không thể phai nhòa, điều đó trở thành động lực sống, cống hiến sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ cha ông.

Thăm động vật hoang dã trong “ngôi nhà hạnh phúc” ở Sa Pa

Thăm động vật hoang dã trong “ngôi nhà hạnh phúc” ở Sa Pa

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa) được coi là “ngôi nhà hạnh phúc” của các loài động vật hoang dã. Phần lớn cá thể động vật hoang dã khi tiếp nhận đã trải qua nhiều biến cố (bị nuôi nhốt lâu ngày, bị lạm dụng cơ thể, bị thương do dính bẫy…) đã may mắn được cứu hộ, chăm sóc và được trở về với cuộc sống tự nhiên.

fb yt zl tw