Xã Hợp Thành tổ chức Lễ cúng rừng Cấm Xuân Ất Tỵ

Sáng 1/3 (tức mồng 2/2 năm Ất Tỵ), UBND xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai tổ chức nghi lễ cúng rừng cấm và phát động phong trào trồng rừng, ký cam kết bảo vệ rừng.

Lễ cúng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của vị Thành Hoàng làng Quan Tạo Cáng - người đã sáng lập nên vùng Bản Cáng (xa xưa), cầu cho năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thụ, cây rừng xanh tốt.

baolaocai-br_z6363628468938-5c5ba605a70923fd07de85fb23326106.jpg
Lễ cúng có sự tham gia của đông đảo bà con người Tày ở thôn Cáng 1 và thôn Cáng 2.

Nghi lễ cúng thờ Thành Hoàng làng Quan Tạo Cáng, nghi lễ cúng rừng cấm của cộng đồng người Tày thôn Cáng 1, Cáng 2 xã Hợp Thành đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong thời gian dài nghi lễ này dần bị mai một và lãng quên.

baolaocai-br_z6363628507344-5b58b0fb1c6f16c838fc19bcde0dfa36.jpg
Đại biểu và Nhân dân tham dự nghi lễ cúng rừng cấm.
baolaocai-br_z6363628516266-44486ea924d01ce5755f573489f0d13e.jpg
Một tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc Tày xã Hợp Thành.

Năm 2019, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Đề án 10 của Đảng bộ xã Hợp Thành về xây dựng và phát triển văn hoá các dân tộc trên địa bàn xã gắn với phát triển du lịch cộng đồng, UBND xã Hợp Thành đã huy động người dân khôi phục, xây dựng lại miếu thờ Thành Hoàng làng và Nghi lễ cúng rừng Cấm. Từ đó đến nay, ngày 2/2 âm lịch hằng năm trở thành ngày hội của cộng đồng dân tộc Tày xã Hợp Thành.

baolaocai-br_z6363628517528-8141b0b8b283083513927cece36a8abf.jpg
Đại diện lãnh đạo xã Hợp Thành đánh trống khai hội
baolaocai-br_z6363628478962-f957b87f8592aeebc5eef6f0fb556109.jpg
Người dân thắp hương cầu cho năm mới mưa thuận gió hoà...

Trong khuôn khổ ngày hội đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, như: rước lễ, thi trưng bày ẩm thực bản sắc của 12 thôn; thi giã bánh giầy; thi ném còn; đẩy gậy, kéo co…. Các trò chơi dân gian truyền thống: bịt mắt bắt vịt, đi cầu thăng bằng, đánh đu, đánh yến, nhảy dây, đi cà kheo…

baolaocai-br_z6363628465432-c848370cd2b81fa52d8b0c4632401def.jpg
Hội thi ẩm thực giữa các thôn.
baolaocai-br_z6363628512831-04418407b0c60e4fdd7892a6f6d2dcc4.jpg
baolaocai-br_z6363628504764-74672309dbba54d0e32ee9dbcffee5e9.jpg
Người dân tham gia các trò chơi dân gian, văn hoá, văn nghệ trong ngày hội.

Nhân dịp này, xã Hợp Thành đã phát động trồng cây, trồng rừng tới toàn thể Nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, kêu gọi người dân tiếp tục hiến đất, trả lại diện tích của khu rừng thiêng.

baolaocai-br_z6363628492990-b6875612f10365666bcf85248b408ed8.jpg
baolaocai-br_z6363628493209-deb030b0a956e27a56b4169ca040b40a.jpg
Đại diện chính quyền xã, Hạt Kiểm lâm thành phố Lào Cai và Nhân dân các thôn trên địa bàn xã ký cam kết bảo vệ rừng.

Ngày hội cũng là dịp để địa phương phát động, tuyên truyền tới người dân tiếp tục bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh thái, qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng ở vùng ven thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước", tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010.

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột - mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mang đến những hình ảnh hào hùng và bi tráng về địa đạo Củ Chi anh hùng, dự kiến sẽ khởi chiếu vào tháng 4 tới. Đây là bộ phim cách mạng đầu tiên do tư nhân đầu tư thực hiện.

fb yt zl tw