Vùng cao Hồng Ca khởi sắc

Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài về phía nam, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) từng thuộc diện đặc biệt khó khăn trong giai đoạn năm 2016- 2020. Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới.
Xã Hồng Ca nằm cách xa trung tâm huyện gần 30 km, địa hình bao quanh bởi núi cao, khe suối dày đặc, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 88% số dân. Chúng tôi đến bản Hồng Lâu, nơi có 124 hộ đồng bào Mông sinh sống.
Anh Giàng A Bê – Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông cho biết: Tốt nghiệp Đại học Văn hóa năm 2018, mình mong muốn là tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các nét văn hóa của dân tộc, nhất là các luật tục về đám ma, đám cưới, các điệu dân vũ Mông, nhằm truyền lại các giá trị đó cho các thế hệ sau.
Để có kinh tế gia đình ổn định, Giàng A Bê chăm sóc tốt 2ha quế, 1ha tre măng bát độ, nay được cán bộ hướng dẫn đã xây chuồng trại nuôi 200 gà đen đem lại thu nhập cao. A Bê đã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi Trại Trế với 3 bạn trẻ tham gia, hướng tới thu hút thêm 15 đến 20 bạn trẻ trong xã cùng phát triển kinh tế bằng nuôi gà đen.
Bí thư Đảng ủy xã Phạm Xuân Toàn cho biết, để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, xã xác định công tác giảm nghèo là một chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu cần tập trung tổ chức triển khai thực hiện.
Trong giai đoạn này, Hồng Ca đã trồng mới được hơn 200ha quế, 1.128ha tre măng Bát độ, 15ha cây dược liệu kết hợp trồng dưới tán rừng, 109ha vùng trồng cây ăn quả có múi. Có 334 hộ được hỗ trợ sản xuất, khai hoang được 9ha diện tích lúa nước, sửa chữa và làm mới cho 25 hộ nghèo về nhà ở, chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh hoạt.
Năm 2022, Hồng Ca đã phát triển vùng tre măng Bát độ với 1.219ha, sản lượng thu hoạch măng đạt 8.000 tấn, giá bán đạt 6.000 đồng/ kg mămg tươi, đem về gần 48 tỷ đồng cho người dân, trở thành cây chủ lực xóa nghèo nơi đây.
Đi trên tuyến đường trục liên thôn dài 27 km được bê tông hóa gần xong, nhìn lưới điện quốc gia được kéo về từng nhà, lớp trẻ mầm non được học bán trú vui đùa trong các khuôn viên sạch, đẹp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hà Thanh Chương không giấu được niềm phấn khởi: Cái khó nhất là thay đổi được nhận thức của đồng bào, đã chuyển hẳn tư duy "tự cung, tự cấp” ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Chính phủ, sang tư duy sản xuất hàng hóa.
Hiện, trên các rừng quế ,đồi tre măng Bát độ một màu xanh mướt, dưới các khe suối đồng bào nuôi hơn 2.000 vịt cổ xanh trở thành thương hiệu đặc sản. Các tổ hợp tác và nhóm hộ đã làm tốt việc bảo vệ 3.470 ha rừng, không để tình trạng phá rừng làm nương rẫy xảy ra.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Huyện ủy Trấn Yên Trần Nhật Tân, đánh giá, Hồng Ca từ một xã đặc biệt khó khăn, được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là làm tốt công tác dân vận khéo theo hướng "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Đến nay xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trong đó thôn Khuôn Bổ, nới có 100% đồng bào Mông sinh sống đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Để đạt được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực tự vươn lên của người dân, huyện Trấn Yên đã thành lập các tổ công tác "ba cùng” tháo gỡ các khó khăn ngay từ cơ sở, Trung đoàn 174 (quân khu 2) đưa cán bộ chiến sỹ tổ chức hành quân dã ngoại kéo dài hàng tháng liền, giúp đỡ người dân: làm đường giao thông, dựng nhà, xây các công trình thiết yếu. Qua đó, bộ mặt nông thôn miền núi đã chuyển biến tích cực, đời sống vật chật và tinh thần của đồng bào nơi đây ngày càng nâng cao.
(Theo Nhân dân)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Kiến tạo không gian phát triển mới

Kiến tạo không gian phát triển mới

Hợp nhất tỉnh Yên Bái và Lào Cai không chỉ là một quyết sách về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, mà còn là bước đi chiến lược nhằm kiến tạo một không gian phát triển mới, có quy mô lớn hơn, liên kết vùng sâu hơn, đồng thời tạo nên một cực tăng trưởng có tầm vóc tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Với mục tiêu phát triển nguyên liệu gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và liên kết tiêu thụ thủy sản, ngày 9/7, Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam tổ chức thả cá giống tại hồ Thác Bà, đợt 2 năm 2025.

fb yt zl tw