Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024):

Vững bước trên con đường Bác Hồ đã chọn

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ hôm nay và mai sau noi theo. Công lao của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thật vĩ đại.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Con đường Người đã chọn cho dân tộc ta, nhân dân ta trong hơn một thế kỷ qua cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế chung của thế giới.

Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Nguyễn Tất Thành sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh) bắt đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Người vừa lao động, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ). Bản yêu sách 8 điểm gửi đến Hội nghị Versailles ngày 18/6/1919 ký tên Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện bản lĩnh yêu nước và quyết tâm cách mạng của Người. Bản yêu sách như “một quả bom nổ giữa lòng hội nghị”, và thực sự là một lời tuyên chiến với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đây là hành động cách mạng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đấu tranh trực diện với kẻ thù nguy hiểm trong hang ổ của chúng, là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên diễn đàn quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Năm 1920, khi đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin” (được đăng trên hai số báo Nhân đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920) đã giúp Người nhìn rõ hướng đi tất yếu của con đường cứu nước, cứu dân mà Người đang khao khát tìm hiểu. Từ đây, Người quyết định đi theo con đường cách mạng của Lênin, con đường Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, làm nên sự khác biệt quan điểm với các lãnh tụ yêu nước và các đảng phái chính trị trước đó.

Bằng tấm lòng yêu nước, thương dân vô hạn, bằng sự nhạy bén về tình hình và sự nỗ lực phi thường của Người, sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, chỉ với hai bàn tay trắng, một ý chí lớn, một quyết tâm cách mạng sâu sắc và một mục đích duy nhất là: Trở về giúp đồng bào, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước duy nhất đúng đắn cho cách mạng Việt Nam trong tình hình đen tối, bế tắc của đất nước lúc bấy giờ. Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu của lịch sử: Sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi rực rỡ, vinh quang này đến thắng lợi rực rỡ, vinh quang khác.

Chiếc tàu Latouche Treville đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng, ngày 5/6/1911. Ảnh: TTXVN.

Chiếc tàu Latouche Treville đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng, ngày 5/6/1911. Ảnh: TTXVN.

Đảng ra đời là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài hàng mấy chục năm và khẳng định rằng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và đi theo con đường Bác Hồ đã chọn, đất nước ta đã giành được những thắng lợi vẻ vang, có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc:

Trước hết, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội, mở ra thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác–Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình của thế kỷ XX.

Thứ hai, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ: Với chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, cùng với tinh thần đoàn kết, nghị lực phi thường, nhân dân ta đã làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn xâm lược của các thế lực đế quốc, bảo vệ được nền độc lập, giữ vững chính quyền cách mạng. Trong đó đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải đi tới đàm phán và ký kết Hiệp định Gieneva, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Thứ ba, thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam: Thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước và cả thế giới.

Thứ tư, thắng lợi của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế: Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, như Đại hội XIII của Đảng (tháng 2/2021) đã nhận định: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay”. Diện mạo đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên.

Ngày nay, chúng ta sống trong thời đại Hồ Chí Minh với những thắng lợi rực rỡ, vinh quang trong lịch sử dân tộc, chúng ta nguyện sẽ mãi mãi học tập và làm theo Bác, mãi mãi đi theo con đường cứu nước mà Bác đã vạch ra, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nguyện sẽ tiếp tục phất cao ngọn cờ yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội mà Bác đã giương cao để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Theo Báo QĐND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sách ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Sách ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu cuốn sách ảnh của “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”. Nội dung cuốn sách gồm những hình ảnh tư liệu quý về những lần đồng chí Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Lào Cai trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Tôi trở lại thôn Tùng Chỉn 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát một chiều đầy nắng – nơi cơn lũ lịch sử quét qua 16 năm trước, gần như xóa sổ cả thôn. Nay màu xanh đã trở lại, cuộc sống mới tươi đẹp đang sinh sôi nhưng vết thương mất đi người thân trong trận lũ lịch sử đó thì vẫn canh cánh trong lòng người ở lại.

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để bày tỏ lòng tiếc thương, kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng và dân tộc ta, vượt hơn 300 km đường xa, nhiều cán bộ, đảng viên, người dân tỉnh Lào Cai đã trực tiếp về Thủ đô Hà Nội để viếng và đưa tiễn Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2024): Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Trong những năm qua, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã nêu cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, các cơ quan viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh Lào Cai thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là việc triển khai thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ có tính đột phá.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; bày tỏ lòng thành kính với nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, trọn đời vì nước, vì dân.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Từ tháng 10/2007 tới tháng 1/2013, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và tiếp đó là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 3 lần đến thăm đồng bào các dân tộc, chiến sĩ lực lượng vũ trang của tỉnh và làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng.

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 18 giờ hôm nay (25/7). Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết, Ban Tuyên giáo Trung Ương và Bộ Công an đã thống nhất triển khai Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID được kích hoạt tài khoản mức độ 2 để đồng bào, đồng chí chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  

fb yt zl tw