Vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: "Tiếng chuông" cảnh tỉnh bảo vệ an toàn trẻ em

Cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh xuất hiện trên truyền thông là cơ sở tư nhân nhận nuôi dưỡng các trẻ em mồ côi. Thế nhưng, mái ấm đã biến thành “địa ngục trần gian” đối với các trẻ nhỏ từ lúc nào không hay.

Các lực lượng chức năng kiểm tra Mái ấm Hoa Hồng tại L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh sáng 4/9. Ảnh: TTXVN
Các lực lượng chức năng kiểm tra Mái ấm Hoa Hồng tại L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh sáng 4/9. Ảnh: TTXVN

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức ngày 5/9, TS. Luật sư Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nhấn mạnh: “Sự việc này là tiếng chuông cảnh tỉnh về hành vi bạo hành trẻ có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, kể cả trong những mái ấm tình thương, những nơi thiện nguyện. Với các clip phóng sự điều tra của báo chí thông tin, có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, xử lý đối với các bảo mẫu nhẫn tâm hành hạ các cháu bé”.

Đây là vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của em nhỏ, đặc biệt khi Mái ấm Hoa Hồng đang chăm sóc một lượng lớn trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Giới luật sư cho rằng, những hành động này đã cấu thành Tội “Hành hạ người khác” và cần được khởi tố ngay để trấn an dư luận, mang lại niềm tin cho người dân.

Theo TS. LS. Đặng Văn Cường, hành vi đánh đập trẻ em khi các cháu còn ở độ tuổi quá nhỏ, phải chịu đớn đau như “thời Trung cổ” có dấu hiệu của Tội Hành hạ người khác, nếu có thương tích hoặc có thể dẫn đến các cháu tử vong thì có thể xử lý về Tội “Giết người”. Trong thời gian dài bị “tra tấn”, những đứa trẻ này đã bị đớn đau, sợ hãi, hoảng loạn, hoàn toàn có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng về tâm lý, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, thậm chí có thể xâm hại đến tính mạng của trẻ.

“Người trông trẻ đã đánh đập, chụp, ném, quăng các bé. Đây là những hành vi làm tổn thương nghiêm trọng cơ thể người khác. Tôi kiến nghị cơ quan điều tra trưng cầu giám định về sức khỏe và tinh thần của các bé, để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích hoặc giết người của các bảo mẫu”, Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh kiến nghị.

TS LS Đặng Văn Cường viện dẫn: Điều 37, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Sau Hiến pháp, các văn bản luật như Luật Trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự (BLHS)... đều có các quy định cụ thể hóa nội dung Hiến pháp để bảo vệ quyền trẻ em.

Tại Điều 6 Luật Trẻ em quy định các hành vi bị cấm: Tước đoạt quyền sống của trẻ em; Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ…

“Trong trường hợp kết quả thăm khám điều trị, xác minh, giám định thương tích cho thấy đã có cháu bé bị thương tích, dù thương tích dưới 11%, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với bảo mẫu đã có hành vi đánh đập cháu bé về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 134 BLHS với nhiều tình tiết định khung, tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội với người dưới 16 tuổi, hành vi có tính chất côn đồ, phạm tội với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục… Hình phạt sẽ rất nghiêm khắc, nếu nạn nhân không chết, hình phạt cũng có thể tới 10 năm tù theo khoản 3, Điều 134 BLHS”, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích.

Mái ấm Hoa Hồng là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí, được Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận 12 (TP Hồ Chí Minh) cấp phép hoạt động ngày 7/7/2023 với chức năng, nhiệm vụ trợ giúp, nuôi dưỡng trẻ cơ nhỡ, bị bỏ rơi, mồ côi, sống lang thang. Mặc dù mái ấm được nhận tối đa 39 trẻ, nhưng đã tiếp nhận 85 cháu, trong đó có 15 trẻ sơ sinh (dưới một tuổi) chưa đầy đủ giấy tờ.

Dư luận đang đặt câu hỏi về sự buông lỏng quản lý từ địa phương? Phía lực lượng công an đã mời bà Giáp Thị Sông Hương, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và 16 nhân viên gồm bảo vệ, lái xe... lên làm việc; kiểm tra việc thu chi của Mái ấm Hoa Hồng.

Trước đó, theo điều tra của báo Thanh Niên và hình ảnh trên một số trang mạng xã hội phản ánh, bảo mẫu tại đây chăm sóc nhiều trẻ sơ sinh đến vài tháng tuổi. Hàng đêm, các bé luôn bị người đàn bà tên là Diệp Ngọc Tuyền (tỉnh Sóc Trăng, 47 tuổi) và một số bảo mẫu đánh, xách tay chân, ném, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp; có bé bị đánh chảy máu miệng...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời thú tội của kẻ giết cha

Chuyện vụ án: Lời thú tội của kẻ giết cha

Chuyện vụ án tuần này, chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện: "Lời thú tội của kẻ giết cha". Để đảm bảo bí mật, quyền riêng tư nhân thân, chúng tôi đã đặt lại tên các nhân vật. Câu chuyện kể về một buổi chiều mưa tại thôn Bản Phiệt, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), Nam - thợ cơ khí trẻ đã giết cha ruột là ông Tiến trong cơn tức giận do cha liên tục chửi mắng và đòi tiền mua ma túy. Ông Tiến nghiện ngập khiến gia đình Nam khốn khó suốt nhiều năm. Sau khi gây án, Nam đã đến công an đầu thú. 

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Lợi dụng thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện: Có thể phạt tù chung thân

Trong khi cả nước đang hướng về đồng bào vùng lũ với tất cả sự yêu thương, sẻ chia thì một số đối tượng đã lập fanpage giả, thậm chí mạo danh MTTQ Việt Nam để kêu gọi ủng hộ từ thiện với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân dùng chiêu trò để “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ đồng bào vùng bão lũ rồi đăng trên mạng xã hội để “làm màu”, khoe mẽ bản thân.

Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao

Cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm "tín dụng đen" sử dụng công nghệ cao

Sự chuyển dịch hoạt động của tội phạm “tín dụng đen” từ truyền thống sang kết hợp với công nghệ ngày càng mở rộng; xu hướng tội phạm núp bóng doanh nghiệp, chia thành nhiều bộ phận, sử dụng công nghệ cao thực hiện các hoạt động thanh toán, chỉ hộ, thu hộ, rửa tiền, có đối tượng người nước ngoài điều hành, tham gia đang có chiều hướng gia tăng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Ngày 6/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Tâm (sinh năm 1985, ngụ ấp An Thái, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có hành vi mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bước đầu đối tượng khai nhận đã lừa đảo nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Ngày 6/9, tại nhà văn hóa xã Cam Cọn (huyện Bảo Yên), Tòa án nhân dân huyện Bảo Yên đưa ra xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đối với các bị cáo Hồ Văn Trường (sinh năm 2001, trú tại xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai); Nguyễn Văn Tạo (sinh năm 1978, trú tại phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) và Trần Mạnh Cường (sinh năm 1982, trú tại phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ).

fbytzltw