VTV thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia

Thủ tướng giao Đài Truyền hình Việt Nam cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia giai đoạn 2025-2030 bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ phổ biến trên đa nền tảng.

3.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 747/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 giao Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia trên đa nền tảng

Mục tiêu nhằm thông tin, tuyên truyền đối ngoại về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, góp phần triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại.

Đài Truyền hình Việt Nam cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia giai đoạn 2025-2030 bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ phổ biến trên đa nền tảng gồm:

Kênh truyền hình đối ngoại quốc gia phát sóng 24 giờ/ngày, tổng thời lượng sản xuất chương trình mới tối đa 5 giờ/ngày; biên tập, biên dịch, đọc và phụ đề 2 giờ/ngày;

Sản xuất sản phẩm và nội dung thông tin đăng phát trên mạng Internet;

Phát sóng, truyền thông, truyền dẫn dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia vào hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình ở nước ngoài, trên các hạ tầng: truyền hình mặt đất, vệ tinh, mạng Internet, đảm bảo phủ sóng dịch vụ tới các địa bàn trọng điểm tại các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Đại dương và khu vực Bắc Mỹ.

Ứng dụng công nghệ số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin đối ngoại trong tình hình mới

Quyết định nêu rõ, Đài Truyền hình Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

Bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về quản lý, báo chí, thông thạo ngoại ngữ, có kinh nghiệm trong công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng mục tiêu xây dựng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia.

Sắp xếp cơ sở vật chất, bảo đảm kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình và sản phẩm nội dung số về thông tin đối ngoại.

Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin đối ngoại trong tình hình mới.Thiết lập mạng lưới đối tác quốc tế, truyền dẫn dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia đến các địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Việc cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định pháp luật liên quan.

Về nguồn kinh phí thực hiện, từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ: Sản xuất chương trình truyền hình và sản phẩm, nội dung thông tin đối ngoại để đăng phát trên mạng Internet với tổng thời lượng sản xuất mới và biên tập, biên dịch, đọc và phụ đề được quy định ở trên; phát sóng, truyền thông, truyền dẫn dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia vào hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình ở nước ngoài, đăng phát sản phẩm và nội dung thông tin đối ngoại trên nền tảng số, mạng xã hội và chuyên trang thông tin điện tử; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá đo lường thông tin khán giả và khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm truyền hình quốc tế.

Đài Truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ trên.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Những năm gần đây, sự bùng nổ của các nền tảng nhạc số như YouTube, TikTok… đã mở ra cơ hội lớn cho người sáng tác và phát hành nhạc. Tuy nhiên, song song với những sản phẩm âm nhạc chất lượng, nhạc "rác" cũng đang tràn lan, gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và người nghe nhạc.

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

Ngày 10/4/1963, Báo Lao Cai đổi mới đã chính thức phát hành số đầu, khởi đầu cho sự ra đời của Báo Lào Cai ngày nay. Trải qua 62 năm thành lập, Báo Lào Cai không ngừng phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến

Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến

Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về tư tưởng và cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến" do đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ kể, Huyền Tím và Tử Nên ghi.

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Sáng 9/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

Đi xem "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" để yêu nước nhiều hơn

Đi xem "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" để yêu nước nhiều hơn

“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là bộ phim hiếm hoi giữ khán giả ngồi lại rạp đến những phút cuối cùng để nghe bài hát phim, để xem những dòng credit cuối phim. “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cũng là bộ phim mang lại nhiều cảm xúc nhất cho khán giả cho đến thời điểm hiện tại.

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Không chỉ dừng ở những video âm nhạc “triệu view” hay tổ chức các concert “cháy vé”, ngày nay, những ngôi sao âm nhạc Việt Nam còn chứng minh sức ảnh hưởng thông qua sản xuất phim hòa nhạc. Câu chuyện âm nhạc được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo nên cầu nối đặc biệt chạm đến trái tim khán giả.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (MỒNG 10 THÁNG BA NĂM ẤT TỴ 2025) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo dòng chảy hiện đại hóa, công tác bảo tồn văn hóa Hùng Vương còn mang một ý nghĩa chiến lược sâu sắc: giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc.

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa đang ngày càng được chú trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để biến lĩnh vực này thành một trong những động lực tăng trưởng bền vững của đất nước, cần một chiến lược dài hơi, bài bản và đồng bộ. Bởi các sản phẩm văn hóa của Việt Nam vẫn chưa thể thực sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế...

fb yt zl tw